Bài 1 trang 47 VBT Toán 3 tập 1 - KNTT
Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
Hình tròn tâm ............ Hình tròn tâm ............
Bán kính ............ Bán kính ...................
Đường kính ...............
Phương pháp:
- Bán kính: Đoạn thẳng nối tâm với một điểm nằm trên đường tròn.
- Đường kính: Đường thẳng nối hai điểm ở trên đường tròn và đi qua tâm
Lời giải:
- Bán kính: Đoạn thẳng nối tâm với một điểm nằm trên đường tròn.
- Đường kính: Đoạn thẳng đi qua tâm, nối hai điểm nằm trên đường tròn.
Ta điền vào chỗ chấm như sau:
Hình tròn tâm I Hình tròn tâm O
Bán kính IA, IB Bán kính OM, ON
Đường kính MN
Bài 2 trang 47 VBT Toán 3 tập 1 - KNTT
Vẽ đường tròn tâm I. Sau đó vẽ bán kính IM, đường kính AB của đường tròn đó.
Phương pháp:
- Lấy một điểm I bất kì làm tâm đường tròn. Đặt chân cố định của compa trùng với tâm và quay một vòng, từ đó em được đường tròn tâm I.
- Lấy một điểm M bất kì nằm trên đường tròn. Nối I với M.
- Qua I kẻ một đoạn thẳng cắt đường tròn tại 2 điểm A và B ta được đường kính AB.
Lời giải:
Cách vẽ:
- Vẽ đường tròn tâm I bán kính bất kỳ.
- Lấy điểm M bất kỳ nằm trên đường tròn tâm I. Nối hai điểm I và M. Ta được bán kính IM.
- Lấy điểm A nằm trên đường tròn tâm I (điểm A không trùng với điểm M). Nối điểm A và điểm I cắt đường tròn tâm I tại điểm B. Khi đó ta được đường kính AB.
Ta có hình vẽ như sau:
Bài 3 trang 47 VBT Toán 3 tập 1 - KNTT
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Trong hình vẽ bên có ba hình tròn, mỗi hình tròn đều có bán kính 9 cm. Chú ong bay đi lấy mật từ điểm A đến điểm C theo đường gấp khúc ABC. Vậy chú ong đã bay ............ cm.
Phương pháp:
Độ dài đường gấp khúc ABC bằng tổng độ dài các đoạn thẳng AB và BC.
Lời giải:
Độ dài đoạn thẳng AB là:
9 + 9 = 18 (cm)
Độ dài đoạn thẳng BC là:
9 + 9 = 18 (cm)
Độ dài đường gấp khúc ABC là:
18 + 18 = 36 (cm)
Vậy chú ong đã bay 36 cm.
Sacbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục