Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải bài 7.18, 7.19, 7.20, 7.21, 7.22, 7.23 trang 44,45,46 SGK Toán 8 Kết nối tri thức tập 2

Bình chọn:
4.4 trên 7 phiếu

Giải sách giáo khoa Toán lớp 8 trang 44, 45, 46 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2: bài 7.18, 7.19, 7.20, 7.21, 7.22, 7.23. Hình 7.10 là đồ thị của hàm số mô tả nhiệt độ T (°C) tại các thời điểm t (giờ) của một thành phố ở châu Âu từ giữa trưa đến 6 giờ tối a) Tìm T(1), T(2), T(5) và giải thích ý nghĩa các con số này b) Trong hai giá trị T(1) và T(4), giá trị nào lớn hơn c) Tìm t sao cho T (t) = 5 d) Trong khoảng thời gian nào thì nhiệt độ cao hơn 5 °C

Bài 7.18 trang 44 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức

Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y cho bởi các bảng sau. Đại lượng y có phải là một hàm số của x không?

Phương pháp:

Quan sát nếu mỗi giá trị của x ta chỉ xác định được duy nhất một giá trị của y thì y là hàm số của x.

Lời giải:

a) Đại lượng y là hàm số của x vì với mỗi giá trị của x (thuộc tập hợp {–3; –1; 0; 2; 4}) ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y (y luôn bằng 1).

b) Đại lượng y không là hàm số của x vì với x = 1 ta xác định được hai giá trị tương ứng của y là y = 1 và y = 2.

Bài 7.19 trang 45 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức

Cho hàm số: \(y=f\left( x \right)=\frac{4}{x}\)

a) Tính f(-4); f(8)

b) Hoàn thành bảng sau vào vở

x

-2

?

2

3

?

y = f(x)

?

-4

?

?

8

Phương pháp:

a) Thay giá trị x = -4; x = 8 vào công thức \(y=f\left( x \right)=\frac{4}{x}\) để tính f(-4); f(8).

b) Thay giá trị x = -2; x = 2; x = 3 vào công thức \(y=f\left( x \right)=\frac{4}{x}\) để tính f(-2); f(2); f(3).

Cho \(y=f\left( x \right)=\frac{4}{x}=-4;y=f\left( x \right)=\frac{4}{x}=8\) rồi tìm ra giá trị của x.

Sau đó hoành thành bảng.

Lời giải:

Vậy ta điền được bảng như sau:

x

-2

-1

2

3

y = f(x)

-2

-4

2

8


Bài 7.20 trang 45 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức

a) Xác định tọa độ của các điểm A, B, C, D trong Hình 7.8

b) Xác định các điểm E (0;-2) và F (2;-1) trong Hình 7.8

Phương pháp:

Quan sát hình 7.8 và thực hiện các yêu cầu của bài toán

Lời giải:

a) Có A(–3; 4), B(–2; –2), C(1; –3), D(3; 0).

b) Ta có các điểm E(0; –2) và F(2; –1) được biểu diễn như sau:

Bài 7.21 trang 45 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức

Hàm số y=f(x) được cho bởi bảng sau:

x

-2

-1

0

1

2

y=f(x)

-5

-2,5

0

2,5

5

Phương pháp:
Vẽ hệ trục tọa độ Oxy và xác định tọa độ của các điểm 
Lời giải:
Tập hợp các điểm của đồ thị hàm số y = f(x) là

{(– 2; – 5); (– 1; – 2,5); (0; 0); (1; 2,5); (2; 5)}.

Biểu diễn các điểm trên trên cùng một mặt phẳng tọa độ ta được đồ thị hàm số y = f(x) như sau:

Bài 7.22 trang 45 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức

Cân nặng và tuổi của bốn bạn An, Bình, Hưng, Việt được biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ như Hình 7.9. Do số liệu về tuổi và cân nặng rất chênh lệch nên tỏng Hình 7.9, ta đã lấy một đơn vị dài trên trục tung bằng 5 lần đơn vị dài trên trục hoành

Hãy cho biết

a) Ai là người nặng nhất và nặng bao nhiêu?

b) Ai là người ít tuổi nhất và bao nhiêu tuổi

c) Bình và Việt ai nặng hơn và ai nhiều tuổi hơn

d) Thay dấu "?" bằng số thích hợp để hoàn thành bảng sau vào vở

Tên

An

Bình

Hưng

Việt

Tuổi

?

?

?

?

Cân nặng (kg)

?

?

?

?

Theo bảng đã hoàn thành, cân nặng có phải hàm số của tuổi không?

Phương pháp:
Quan sát hình 7.9 để trả lời các yêu cầu của bài.
Lời giải:
a) Hưng là người nặng nhất, nặng 50 cân.

b) An là người ít tuổi nhất, 11 tuổi.

c) Bình nặng hơn Việt và Bình kém tuổi Việt hay Việt nhiều tuổi hơn Bình.

d) Dựa vào Hình 7.9, ta có bảng sau:

Tên

An

Bình

Hưng

Việt

Tuổi

11

13

14

14

Cân nặng (kg)

35

45

50

40

Theo bảng đã hoàn thành, ta thấy cân nặng không phải là hàm số của tuổi vì cùng tuổi là 14 nhưng Hưng và Việt có cân nặng khác nhau.

Bài 7.23 trang 46 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức

Hình 7.10 là đồ thị của hàm số mô tả nhiệt độ T (°C) tại các thời điểm t (giờ) của một thành phố ở châu Âu từ giữa trưa đến 6 giờ tối 

a) Tìm T(1), T(2), T(5) và giải thích ý nghĩa các con số này

b) Trong hai giá trị T(1) và T(4), giá trị nào lớn hơn 

c) Tìm t sao cho T (t) = 5

d) Trong khoảng thời gian nào thì nhiệt độ cao hơn 5 °C

Phương pháp:

Quan sát hình 7.10 để trả lời các yêu cầu của bài toán.

Lời giải:

a) Từ Hình 7.10, ta xác định được T(1) = 6, T(2) = 8, T(5) = 4.

Ý nghĩa: Tại thời điểm 1 giờ chiều thì nhiệt độ của thành phố là 6 °C.

               Tại thời điểm 2 giờ chiều thì nhiệt độ của thành phố là 8 °C.

               Tại thời điểm 5 giờ chiều thì nhiệt độ của thành phố là 4 °C.

b) Ta thấy T(1) = 6 và T(4) = 5, do đó giá trị T(1) lớn hơn.

c) Ta thấy t = 0 và t = 4 thì T(t) = 5, tức là vào lúc 12 giờ trưa và 4 giờ chiều thì nhiệt độ của thành phố là 5 °C.

d) Trong khoảng thời gian từ sau 12 giờ trưa đến trước 4 giờ chiều thì nhiệt độ của thành phố cao hơn 5°C.

Sachbaitap.com 

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan