Xem thêm: Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 2
Câu 1 (trang 14, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. Thất ngôn bát cú Đường luật
C. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
D. Ngũ ngôn bát cú Đường luật
Phương pháp:
- Đọc kĩ văn bản
- Áp dụng kiến thức các thể thơ Đường luật
Lời giải:
B. Thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 2 (trang 14, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)
Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người trong bài thơ được miêu tả vào khoảng thời gian nào?
A. Buổi sáng
C. Buổi chiều
B. Buổi trưa
D. Buổi hoàng hôn
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải:
Đáp án D
Câu 3 (trang 14, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)
Dòng nào nêu đúng tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ ở hai câu thơ đầu?
A. Nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt của nhà thơ trước cảnh cỏ hoa chen chúc
B. Nhấn mạnh cảm giác mệt mỏi và nỗi buồn nhớ gia đình, quê hương của nhà thơ
C. Nhấn mạnh khung cảnh hùng vĩ, hoang sơ, thơ mộng của Đèo Ngang
D. Nhấn mạnh khung cảnh xơ xác, tiêu điều, hoang vắng ở Đèo Ngang
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải:
C. Nhấn mạnh khung cảnh hùng vĩ, hoang sơ, thơ mộng của Đèo Ngang
Câu 4 (trang 14, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)
Nêu ấn tượng của em về khung cảnh cuộc sống được miêu tả trong hai câu thơ 3, 4.
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra nhận xét khái quát
Lời giải:
Để thực hiện yêu cầu này, em chú ý cách nhà thơ miêu tả bức tranh cuộc sống nơi Đèo Ngang; đặc biệt là tác dụng của các từ láy tượng hình và biện pháp tu từ đảo ngữ. Các từ lom khom, lác đác được đảo lên vị trí đầu câu; các từ tiểu, chợ được đảo lên trước trong cụm từ có tác dụng nhấn mạnh sự nhỏ bé của “tiều vài chú”, sự ít ỏi, thưa thớt của “chợ mấy nhà”; từ đó làm nổi bật khung cảnh cuộc sống vắng vẻ, tiêu điều nơi rừng núi hoang sơ.
Câu 5 (trang 15, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)
Phân tích cảm xúc, tâm trạng được nhà thơ thể hiện trong hai câu thơ 5, 6.
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải:
Trong hai câu thơ 5, 6, nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và biện pháp đảo ngữ “nhớ nước”, “thương nhà” lên đầu câu. Tác giả nói đến các loài vật nhưng là để diễn tả tâm trạng của chính bản thân mình. Đặc biệt, các từ tượng thanh được sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo: từ “quốc quốc” mô phỏng tiếng kêu của con chim cuốc và đồng âm với từ “quốc” (đất nước); từ “gia gia” mô phỏng tiếng kêu của con chim đa đa và đồng âm với từ gia (nhà). Qua đó, nhà thơ thể hiện tâm trạng nhớ nước và thương nhà.
Câu 6 (trang 15, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)
Hình ảnh con người trong hai câu thơ cuối được miêu tả trên nền không gian như thế nào? Hình ảnh đó thể hiện nỗi niềm tâm sự gì của nhà thơ?
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải:
Để trả lời câu hỏi này, em chú ý góc nhìn của nhà thơ (từ trên cao), các từ ngữ để hoàn thành bài tập: gợi không gian vũ trụ (trời, non, nước). Em dựa vào các câu hỏi gợi ý sau đây
- Trên nền không gian rộng lớn, hình ảnh con người có trở nên bé nhỏ, cô đơn không?
– Hai từ ta trong cụm từ ta với ta được dùng để chỉ ai? Cách sử dụng từ ngữ như vậy thể hiện cảm xúc, tâm trạng gì?
Câu 7 (trang 15, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)
Tìm và phân tích tác dụng của hai từ tượng hình hoặc hai từ tượng thanh trong bài thơ.
Phương pháp:
- Đọc kĩ văn bản
- Áp dụng kiến thức từ tượng thanh, từ tượng hình
Lời giải:
Từ tượng hình:
- lom khom: diễn tả hình dáng cúi người làm việc nặng
- lác đác: diễn tả sự thưa thớt, vắng vẻ, hoang sơ của cảnh vật, con người
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục