Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải Bài tập 3 trang 19 - Bài 3 - SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Kết nối tri thức

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Bài tập 3 trang 19 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - Lời núi sông, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Tác giả đã thuyết phục như thế nào để người dân Tống không hoảng sợ và đồng tình ủng hộ quân ta tấn công tập đoàn phong kiến nhà Tống?

Bài tập 3 trang 19 SBT Ngữ Văn 8 tập 1 KNTT

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Bài văn lộ bố khi đánh tống

        Trời sinh ra dân chúng, vua hiền ắt hoà mục. Đạo làm chủ dân, cốt ở nuôi dân. Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng tuân theo khuôn phép thánh nhân, lại tin kế tham tà của Vương An Thạch, bày những phép “thanh miêu”, “trợ dịch”, khiến trăm họ mệt nhọc lầm than mà riêng thoả cái mưu nuôi mình béo mập.

Bởi tính mệnh muôn dân đều phú bẩm tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le độc hại. Lượng kẻ ở trên cổ nhiên phải xót. Những việc từ trước, thôi nói làm gì!

Nay bản chức vâng mệnh quốc vương chỉ đường tiến quân lên Bắc, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân. Phải quét sạch nhơ bẩn hôi tanh để đến thuở ca ngày Nghiêu, hưởng tháng Thuấn thăng bình!

Ta nay ra quân, cốt để cứu với muốn dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền để mọi người cùng nghe. Ai nấy hãy tự đắn đo, chớ có mang lòng sợ hãi!

(Lý Thường Kiệt, in trong Thơ văn Lý – Trần, tập I, theo Trần Văn Giáp dịch NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, tr.32)

Câu 1 (trang 20, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)

Lý Thường Kiệt viết bài văn này nhằm mục đích gì?

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải:

Lý Thường Kiệt viết bài văn này nhằm thuyết phục người không hoảng sợ, lo lắng và mong họ đồng tình ủng hộ đội quân của Lý Thường Kiệt khi tiến hành đánh vua quan nhà Tống.

Câu 2 (trang 20, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)

Những lí lẽ nào đã được dùng để chứng minh tính bất nghĩa của vua quan nhà Tống?

Phương pháp:

- Đọc kĩ đoạn trích

- Biện pháp liệt kê

Lời giải:

Những lí lẽ được dùng để chứng minh tính bất nghĩa của vua quan nhà Tống:

– Cơ sở xác định tính bất nghĩa của vua quan nhà Tống là những đạo lí không thể phủ nhận: dân chúng do trời sinh, vua hiền phải hoà mục và chăm lo cho dân.

– Vua quan nhà Tống đã làm những việc trái đạo lí ấy: đặt ra chính sách "thanh miêu", "trợ dịch" nhằm vơ vét của dân, khiến trăm họ mệt nhọc, lầm than để (tham lam và ngu hèn). thoả lòng tham của mình. Điều đó chứng tỏ vua quan nhà Tống bất nghĩa.

Câu 3 (trang 20, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)

Tác giả đã thuyết phục như thế nào để người dân Tống không hoảng sợ và đồng tình ủng hộ quân ta tấn công tập đoàn phong kiến nhà Tống?

Phương pháp:

- Đọc kĩ đoạn trích

-  Sử dụng phương pháp liệt kê

Lời giải:

– Khẳng định việc đưa quân tới hỏi tội vua quan nhà Tống xuất phát từ lòng thương dân: muôn dân đang phải sa vào cảnh éo le, vì thương xót nhân dẫn nên ra quân cứu trợ

– Khẳng định việc đưa quân tới là nhằm vào vua quan nhà Tống, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, quét sạch nhơ bẩn hôi tanh, chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân.

– Dùng những khuôn mẫu, những hình tượng mẫu mực mà người Trung Quốc coi trọng để thuyết phục: “khuôn phép thánh nhân”, vua Nghiêu, vua Thuấn.

Câu 4 (trang 20, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)

Đoạn đầu và đoạn thứ ba của bài văn có mối quan hệ như thế nào?

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải:

Mối quan hệ giữa đoạn đầu và đoạn thứ ba của bài văn: nguyên nhân – kết quả.

Câu 5 (trang 20, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)

Bài hịch giúp em cảm nhận được điều gì về con người Lý Thường Kiệt?

Phương pháp:

- Đọc kĩ đoạn trích

- Đưa ra nhận xét khái quát

Lời giải:

- Là một người có lòng nhân ái: thương xót những người dân gặp cảnh lầm than, cho dù họ sống ở nơi nào.

- Là người tài trí, biết cách lấy lễ nghĩa, mưu trí để trấn an lòng người

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan