Thực hành
Bài 1 trang 26 SGK Toán 4 tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo
Tính giá trị của biểu thức rồi nói theo mẫu:
Mẫu: 32 – b x 2 với b = 15
Nếu b = 15 thì 32 – b x 2 = 32 – 15 x 2
= 32 – 30
= 2
a) a + 45 với a = 18
b) 24 : b với b = 8
c) (c – 7) x 5 với c = 18
Phương pháp:
Thay giá trị của chữ vào biểu thức rồi tính giá trị biểu thức đó.
Lời giải:
a) a + 45 với a = 18
Nếu a = 18 thì a + 45 = 18 + 45
= 63
63 là một giá trị của biểu thức a + 45
b) 24 : b với b = 8
Nếu b = 8 thì 24 : b = 24 : 8
= 3
3 là một giá trị của biểu thức 24 : b
c) (c – 7) × 5 với c = 18
Nếu c = 18 thì (c – 7) × 5 = (18 – 7) × 5
= 11 × 5
= 55
55 là một giá trị của biểu thức (c – 7) × 5
Bài 2 trang 27 SGK Toán 4 tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo
Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu).
Phương pháp:
Thay giá trị của chữ vào biểu thức rồi tính giá trị biểu thức đó.
Lời giải:
Biểu thức |
n |
Giá trị của biểu thức |
15 × n |
6 |
90 |
37 – n + 5 |
17 |
25 |
n : 8 × 6 |
40 |
30 |
12 – 36 : n |
3 |
0 |
Giải thích:
15 × n với n = 6
Nếu n = 6 thì 15 × n = 15 × 6
= 90
Vậy 90 là một giá trị của biểu thức 15 × n
37 – n + 5 với n = 17
Nếu n = 17 thì 37 – n + 5 = 37 – 17 + 5
= 20 + 5
= 25
Vậy 25 là một giá trị của biểu thức 37 – n + 5
n : 8 × 6 với n = 40
Nếu n = 40 thì n : 8 × 6 = 40 : 8 × 6
= 5 × 6
= 30
Vậy 30 là một giá trị của biểu thức n : 8 × 6
12 – 36 : n với n = 3
Nếu n = 3 thì 12 – 36 : n = 12 – 36 : 3
= 12 – 12
= 0
Vậy 0 là một giá trị của biểu thức 12 – 36 : n
Luyện tập
Bài 1 trang 27 SGK Toán 4 tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo
Tính giá trị của biểu thức:
a) 24 + 7 x a với a = 8
b) 40 : 5 + b với b = 0
c) 121 – (c + 55) với c = 45
d) d : (12 : 3) với d = 24
Phương pháp:
Thay giá trị của chữ vào biểu thức rồi tính giá trị biểu thức đó.
Lời giải:
a) 24 + 7 × a với a = 8
Nếu a = 8 thì 24 + 7 × a = 24 + 7 × 8
= 24 + 56
= 80
80 là một giá trị của biểu thức 24 + 7 × a
b) 40 : 5 + b với b = 0
Nếu b = 0 thì 40 : 5 + b = 40 : 5 + 0
= 8 + 0
= 8
8 là một giá trị của biểu thức 40 : 5 + b
c) 121 – (c + 55) với c = 45
Nếu c = 45 thì 121 – (c + 55) = 121 – (45 + 55)
= 121 – 100
= 21
21 là một giá trị của biểu thức 121 – (c + 55)
d) d : (12 : 3) với d = 24
Nếu d = 24 thì d : (12 : 3) = 24 : (12 : 3)
= 24 : 4
= 6
6 là một giá trị của biểu thức d : (12 : 3)
Bài 2 trang 27 SGK Toán 4 tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo
Một hình vuông có cạnh là a. Gọi chu vi hình vuông là P.
Công thức tính chu vi hình vuông là: P = a x 4
Áp dụng công thức, tính các số đo trong bảng dưới đây:
Phương pháp:
- Thay giá trị của a vào biểu thức P = a x 4.
- Tính giá trị của biểu thức rồi điền số vào ô trống.
Lời giải:
Em điền như sau:
a |
5 cm |
8 dm |
12 m |
6 m |
P |
20 cm |
32 dm |
48 m |
24 m |
Giải thích:
Với a = 8 dm thì P = a × 4 = 8 dm × 4 = 32 dm
Với a = 12 m thì P = a × 4 = 12 m × 4 = 48 m
Với a = 6 m thì P = a × 4 = 6 m × 4 = 24 m
Bài 3 trang 27 SGK Toán 4 tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo
Số?
a) 25 + ..?.. = 52
b) ..?.. – 14 = 21
c) 42 : ..?.. = 7
Phương pháp:
a) Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
b) Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ
c) Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương
Lời giải:
Em điền như sau:
a) 25 + 27 = 52
b) 35 – 14 = 21
c) 42 : 6 = 7
Giải thích
a) Số hạng = Tổng – số hạng kia
= 52 – 25
= 27
b) Số bị trừ = hiệu + số trừ
= 21 + 14
= 35
c) Số chia = Số bị chia : thương
= 42 : 7
= 6
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục