Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải Toán 4 Chân trời sáng tạo trang 71 tập 1

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài 1, 2, 3 trang 71, bài 1 trang 71 SGK Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 1 - Bài 31: Hai đường thẳng vuông góc. Quan sát hai đường thẳng cắt nhau. Dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng đó có vuông góc với nhau hay không?

Thực hành

Bài 1 trang 71 SGK Toán 4 tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo

Nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình chữ nhật ABCD

Mẫu: AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau. 

Phương pháp:

Vẽ hình hình chữ nhật ABCD rồi nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau

Lời giải:

Em quan sát hình chữ nhật ABCD được cho ở phần Cùng học

Từng cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình chữ nhật ABCD là:

- AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau.

- BC và CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau.

- AD và DC là một cặp cạnh vuông góc với nhau.

- AB và AD là một cặp cạnh vuông góc với nhau.

Bài 2 trang 71 SGK Toán 4 tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo

Quan sát hai đường thẳng cắt nhau. Dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng đó có vuông góc với nhau hay không?

Phương pháp:

Dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không

Lời giải:

Nhận xét:

CD và DE là hai đường thẳng vuông góc với nhau.

IK và IH là hai đường thẳng không vuông góc với nhau.

TS và TU là hai đường thẳng vuông góc với nhau.

Bài 3 trang 71 SGK Toán 4 tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo

Cho trước đường thẳng AB và điểm M nằm trên đường thẳng AB. Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm M và vuông góc với

đường thẳng AB theo hướng dẫn sau:

Phương pháp:

Học sinh quan sát và vẽ hình theo mẫu

Lời giải:

Em thực hành vẽ vào vở theo hướng dẫn trong hình.

Luyện tập

Bài 1 trang 71 SGK Toán 4 tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo

Thực hiện tương tự bài 3 với trường hợp điểm M không nằm trên đường thẳng AB.

Phương pháp:

- Vẽ đường thẳng AB và một điểm M nằm ngoài đường thẳng AB

- Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng AB và cạnh góc vuông thứ hai gặp điểm M. 

Vạch một đường thẳng theo cạnh góc vuông thứ hai của ê ke, ta được đường thẳng CD đi qua điểm M và vuông góc với

đường thẳng AB.

Lời giải:

Em thực hiện tương tự như hình của bài thực hành 3 ta được kết quả như sau:

- Bước 1: Vẽ đường thẳng AB hoặc đoạn thẳng AB. Chọn điểm M bất kì không nằm trên AB.

- Bước 2. Đặt ê-ke sao cho một cạnh của ê-ke trùng với đoạn thẳng AB, cạnh còn lại đi qua điểm M.

- Bước 3. Em đặt thước kẻ sát với cạnh đi qua điểm M của ê-ke.

- Bước 4. Sử dụng bút kẻ đường thẳng CD theo thước kẻ.

- Bước 5. Viết kí hiệu C, D cho đường thẳng CD.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan