Xem thêm: Bài 8: Có lí có tình
Chia sẻ
Bạn nên làm gì
Câu 1 trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:
Theo em, ở mỗi tình huống sau, chúng ta nên giải quyết như thế nào?
Phương pháp:
Dựa vào tình huống em đã gặp để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Hình 1: Mẹ nên can ngăn, phân tích với hai anh em vì sao không nên tranh nhau đồ chơi, và yêu cầu hai anh em làm lành giải quyết sự việc với nhau.
Hình 2: Nên can ngăn và xem xét ai là người bị phạm lỗi để đưa ra mức phạt.
Hình 3: Nên khuyên bạn rằng đó là một hành động xấu, ai cũng muốn chơi nhưng họ đều xếp hàng chờ đợi.
Câu 2 trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:
Tìm thêm những tình huống tương tự các tình huống ở bài tập 1 và nêu ý kiến của em về cách giải quyết.
a, Những người liên quan tự hòa giải với nhau.
b, Cần có người đứng ra phân xử đúng, sai.
Phương pháp:
Dựa vào tình huống em đã gặp để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
a) Những người liên quan tự hoà giải với nhau
VD: Bạn Nam mượn thước của em nhưng bạn lỡ làm gãy
Ở tình huống này hai bạn có thể tự giải quyết với nhau bằng việc bạn Nam sẽ xin lỗi vì đã làm gãy thước và có thể mua đền cho bạn chiếc thước khác
b) Cần có người đứng ra phân xử đúng, sai
VD: Bác A đi xe gây tai nạn trên đường
Ở tình huống này cần có cảnh sát giao thông tham gia và phân xử xem ai là người đã vi phạm luật an toàn giao thông và ở mức độ nào
Bài đọc 1: Mồ côi xử kiện
* Nội dung chính
Câu chuyện kể về một chàng Mồ Côi rất nhanh nhẹn công tâm và có tài xử án rất thông minh
Mồ côi xử kiện
Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi rất nhanh nhẹn, công tâm. nên được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện.
Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa:
– Bác này vào quán của tôi hít mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền nên tôi kiện bác ấy. Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời:
– Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm chứ tôi không mua gì cả.
Mồ Côi bảo:
– Nhưng bác có hít hương thơm thức ăn trong quán không?
Bác nông dân đáp:
– Thưa có.
Mồ Côi nói.
– Hai mươi đồng.
– Bác đưa hai mươi đồng đây thì tôi phân xử cho! – Mồ Côi bảo.
Bác nông dân giãy nảy
– Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đầu mà phải trả tiền ?
– Bác cứ đưa tiền đây.
Bác nông dân ấm ức
– Nhưng tôi chỉ có hai đồng.
– Cũng được.
Mồ Côi thản nhiên cầm lấy hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho bác nông dân, nói:
– Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần. Còn ông chủ quán, ông hãy nghe nhé! Hai người tuy chưa hiểu gì nhưng cũng cứ làm theo. Khi đồng bạc trong bát úp kêu lạch cạch đến lần thứ mười, Mồ Côi phản:
– Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên hít mùi thịt, một bên nghe tiếng bạc. Thế là công bằng.
Nói xong, Mồ Côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân rồi tuyên bố kết thúc phiên xử. Bác nông dân thở phào nhẹ nhõm, còn ông chủ quán đành lẳng lặng ra về, không dám kêu ca gì.
Truyện dân gian dân tộc Nùng
Câu 1 trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:
Vì sao Mồ Côi được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện?
Phương pháp:
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Vì mồ côi nhanh nhẹn, công tâm nên người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện.
Câu 2 trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:
Đòi hỏi của người chủ quán vô lí như thế nào?
Phương pháp:
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Đòi hỏi của người chủ quán vô lí vì đòi tiền bác nông dân vì bác nông dân đã hít mùi thơm thức ăn của quán.
Câu 3 trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:
Em có nhận xét gì về cách phân xử của chàng Mồ Côi?
Phương pháp:
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Em thấy cách phân xử của chàng Mồ Côi là hợp tình hợp lí, vì bác nông dân không ăn mà chỉ hít hương thơm của các món ăn nên người chủ quán cũng chỉ được nghe tiếng bạc chứ không được nhận.
Câu 4 trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:
Theo em, sau vụ kiện này, người chủ quán học được bài học gì?
Phương pháp:
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Theo em qua vụ kiện này người chủ quán học được bài học về việc không được đòi hỏi vô lí.
Câu 5 trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:
Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện?
a, Gậy ông đập lưng ông
b, Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
c, Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Phương pháp:
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Ý a: Gậy ông đạp lưng ông.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục