Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Đi bộ ngao du ngắn nhất - Văn 8 tập 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn bài Đi bộ ngao du ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 2. Câu 4. Ta hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru-xô qua bài này?

Bố cục:

- Phần 1 (Từ đầu đến “....bàn chân nghỉ ngơi”): Đi bộ ngao du là hoàn toàn được tự do, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.

- Phần 2 (Tiếp đến “...không thể làm tốt hơn”): Đi bộ ngao du - Trau dồi vốn tri thức.

- Phần 3 (Còn lại): Đi bộ ngao du rèn luyện sức khỏe và tinh thần của con người.

Nội dung chính:  

Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài Đi bộ ngao du lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau. Bài này còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.

Câu 1 trang 101 - Văn 8 Tập 2

Câu hỏi: 

Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru-xô đã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ.

Trả lời: 

- Đi bộ ngao du thì ta hoàn toàn được tự do, tùy theo ý thích, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai

- Đi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta.

- Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ và tinh thần của con người.

Câu 2 trang 101 - Văn 8 Tập 2

Câu hỏi: 

Trình tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao?

Trả lời: 

Về trật tự các luận điểm trong văn bản trên, tùy ở quan niệm của mỗi người xem cái nào quan trọng hơn thì đưa lên trước (có thể sắp xếp luận điểm hai hoặc luận điểm ba lên trước đều được). 

Đối với Ru-xô, từ nhỏ đã bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập, lại phải đi ở cho người ta để kiếm ăn nên ông luôn khao khát tự do. Bởi vậy, ông đưa luận điểm đi bộ mang lại lợi ích tự do lên trên là điều dễ hiểu. Từ nhỏ, ông khao khát tri thức nhưng hầu như ông không được học hành, cả đời ông phải nỗ lực tự học. Ông lập luận trau dồi tri thức không qua sách vở mà qua thực tiễn cuộc sống sinh động, ông xếp luận điểm lợi ích đi bộ để trau dồi kiến thức ở vị trí thứ hai.

Câu 3 trang 101 - Văn 8 Tập 2

Câu hỏi: 

Theo dõi các đại từ nhân xưng khi thì “ta”, khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận.

Trả lời: 

Tác giả dùng đại từ nhân xưng “ta” khi lí luận chung, xưng “tôi” khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng mình. Cũng có chỗ những trải nghiệm của “tôi” được thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min, người học trò tưởng tượng của ông. Lí luận trừu tượng (khi xưng “ta”) và những trải nghiệm cá nhân (khi xưng “tôi”) đan xen nhau làm cho bài văn nghị luận Đi bộ ngao du thêm sinh động, không khô khan, xơ cứng, tạo nên tính đa thanh, đa điệu, tìm sự đồng cảm nơi người đọc.

Câu 4 trang 101 - Văn 8 Tập 2

Câu hỏi: 

Ta hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru-xô qua bài này ? 

Trả lời: 

Qua bài văn nghị luận, người đọc có thể tìm thấy bóng dáng nhà văn Ru-xô. Ông là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên. 

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan