Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Ôn tập bài 3 ngắn nhất Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo

Bình chọn:
3.5 trên 14 phiếu

Soạn bài Ôn tập bài 3 SGK Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất. Câu 5 Liệt kê ít nhất 10 từ có các yếu tố Hán Việt đã được học trong bài và giải thích ý nghĩa của chúng.

Câu 1 (trang 75 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1) 

Trình bày đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

Trả lời: 

- Khái niệm: văn nghị luận là kiểu văn bản mà ở đó người nói, người viết chủ yếu sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nhất định.

- Đặc điểm của văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: là một dạng bài viết đưa ra quan điểm và cách đánh giá của người viết về một đoạn thơ, bài thơ hay tác phẩm truyện nay một khía cạnh về nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm văn học.

Câu 2 (trang 75 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1) 

Tóm tắt ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, mục đích và nội dung chính của các văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học đã học trong bài dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Trả lời:

 

Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

Ý kiến

Trí thông minh của em bé thông qua mỗi lần thử thách:

- Lần thử thách đầu tiên: thử thách tư duy và sử dụng ngôn ngữ.

- Lần thử thách thứ hai và ba: khẳng định sự mẫn tiệp khi trả lời câu đố.

- Lần thử thách thứ tư: nhấn mạnh vị thế trí tuệ dân gian

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao:

- Vẻ đẹp hoa sen được miêu tả một cách khéo léo, tài tình.

- Qua hình ảnh hoa sen để gửi gắm những triết lí sâu sắc.

Sức hấp dẫn của truyện Chiếc lá cuối cùng:

- Chi tiết chiếc lá cuối cùng.

- Cái kết thúc hết sức bất ngờ.

Lí lẽ và bằng chứng

- Lí lẽ 1: tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ.

- Bằng chứng 1: Trước câu hỏi khó.... có câu trả lời.

- Lí lẽ 2: “Hai câu hỏi thử thách...giải pháp hợp lí”.

- Bằng chứng 2: “Nhờ nhanh trí...khiến vua bái phục.”

- Lí lẽ 3: “..người kể chuyện đã nâng nhân vật...truyện dân gian”.

- Bằng chứng 3: “để tôn vinh trí tuệ dân gian,...nước láng giềng”; “người kể còn nhấn mạnh thêm tính trầm trọng...thời gian suy nghĩ”.

- Lí lẽ 1: "trong đầm gì đẹp bằng sen"

- Bằng chứng 1: "vì tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bàu sự khẳng định....trở thành tương đối và có tính thuyết phục".

- Lí lẽ 2: "lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng"

- Bằng chứng 2: "từ "lá xanh" qua "bông trắng" đến "nhị vàng...bông hoa sen mới nở".

- Lí lẽ 3: ...là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết

- Bằng chứng 3: "Bà ca dao đã có sự chuyển vần và thay đổi trật tự...vẫn chảy thông, chạy mạnh".

- Lí lẽ 4: "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

- Bằng chứng 4: "Và thế là "sen" hóa thành người...giữ vững nhân cách thanh cao, trong sạch."

- Lí lẽ 1: “nhà văn ...chiếc lá cuối cùng một sự sống”

- Bằng chứng 1: “Như đầu truyện đã viết....bất tử hóa nó”; “Sự hồi sinh ấy thật kì diệu...vẽ vịnh Na-pô-li”

- Lí lẽ 2: “...Ô-Hen-ri mới để Xu kể...chiếc lá cuối cũng.

- Bằng chứng 2: “Cụ Bơ-mơn đang khỏe mạnh...qua đời”;

Mục đích viết

Bình luận về sự đề cao trí tuệ của nhân dân trong truyện Em bé thông minh.

Bình luận về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

Bình luận về sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

Nội dung chính

Đề cao sự thông minh tài năng của tầng lớp nông dân và ca ngợi, khẳng định tài năng của nhân dân trong những tình huống đặc biệt.

Khẳng định bài ca dao có nghệ thuật tuyệt vời và ý nghĩa triết lí nhân sinh gắn liền với nhau tạo nên giá trị muôn đời.

Khẳng đinh truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau.

Câu 3 (trang 75 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1) 

Khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, em cần lưu ý điều gì?

Trả lời: 

Khi biết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, em cần lưu ý:

- Giới thiệu được nhân vật cần phân tích

- Trình bày được ý kiến của người viết về các đặc điểm khái quát từ nét tính cách, phẩm chất nhân vật

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ ý kiến

- Đưa ra bằng chứng là các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ

- Bố cục bài viết cần đảm bảo đủ mở bài, thân bài, kết bài

Câu 4 (trang 75 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1) 

Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước nào? Em cần lưu ý điều gì về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm? 

Trả lời: 

Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước:

- Bước 1: Chuẩn bị thảo luận

+ Lập nhóm và phân công việc cụ thể.

+ Tìm hiểu và chuẩn bị nội dung buổi thảo luận

+ Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận

- Bước 2: Thảo luận

+ Trình bày ý kiến

+ Phản hồi các ý kiến

Về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm, em cần lưu ý:

- Người nghe:

+ Nhận xét trọng tâm.

+ Nêu điều em cho là hay nhất.

+ Bổ sung ý kiến cho bạn.

- Người nói:

+ Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu tiến, học hỏi.

+ Làm rõ vấn đề người nghe hỏi.

+ Rút kinh nghiệm cho bản thân.

Câu 5 (trang 75 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1) 

Liệt kê ít nhất 10 từ có các yếu tố Hán Việt đã được học trong bài và giải thích ý nghĩa của chúng.

Trả lời: 

- dân gian: ở trong nhân dân

- trí tuệ: sự hiểu biết và kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực

- sứ giả: người được coi là đại diện tiêu biểu cho nhân dân

- bình dân: con người bình thường, không xa hoa, đơn giản.

- bất công: không công bằng, phân biệt đối xử về mọi mặt.

- hoàn mĩ: đẹp đẽ hoàn toàn

- triết lí: nguyên lí, đạo lí về cuộc sống, vũ trụ và nhân sinh

- bất hạnh: không may gặp phải điều rủi ro, đau khổ

- nguy kịch: nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sự sống còn, tính mạng.

- hạnh phúc: một trạng thái cảm xúc vui vẻ của người

Câu 6 (trang 75 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1) 

Em hãy ghi lại ý kiến của bản thân và tìm hiểu những ý kiến khác về một tác phẩm văn học mà em yêu thích dựa vào sơ đồ sau (làm vào vở):

Từ đó, em hãy trả lời câu hỏi: Việc hiểu những góc nhìn khác về tác phẩm văn học có ý nghĩa gì với chúng ta? 

Trả lời: 

Tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng

- Ý kiến của tôi: Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.

- Ý kiến khác 1: Truyện gửi gắm thông điệp: hãy yêu thương để cuộc sống hạnh phúc hơn.

- Ý kiến khác 2: Kể về số phận bất hạnh của những người nghệ sĩ nghèo. 

- Ý kiến 3: Tác phẩm truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc với những kiếp đời đau khổ bất hạnh.

=> Việc hiểu những góc nhìn khác về tác phẩm văn học có ý nghĩa giúp chúng ta có nhiều điểm nhìn khách quan hơn, mỗi cách tiếp nhận văn bản khác nhau sẽ mang đến một cảm nhận khác nhau, gợi ra nhiều suy nghĩ khác nhau.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan