Xem thêm: Bài 7. Trí tuệ dân gian (tục ngữ)
Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị nội dung
Tự đặt ra câu hỏi và trả lời để chuẩn bị lí lẽ, bằng chứng cho phần trao đổi của mình.
Chuẩn bị cách trao đổi
- Có thái độ hòa nhã, tôn trọng người cùng trao đổi với mình vì mục đích của buổi trao đổi chính là để chia sẻ quan điểm của mình, lắng nghe quan điểm của người khác.
- Bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình bằng những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.
- Lắng nghe và tôn trọng ý kiến khác biệt với ý kiến của mình.
Bước 2: Trao đổi
Trình bày ý kiến
- Thể hiện trực tiếp ý kiến của bản thân về vấn đề cần trình bày.
- Nêu lí lẽ và bằng chứng thuyết phục
- Sử dụng ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người khác và bảo vệ ý kiến của mình.
- Nghiêm túc lắng nghe và ghi chép
- Đặt câu hỏi về những vấn đề chưa rõ
- Giải thích quan điểm của em nếu người khác hiểu nhầm
- Bàn về những vấn đề em chưa thấy hợp lí
- Khích lệ phần trao đổi của bạn.
* Những ý kiến có thể tham khảo
Ý kiến của tôi |
Lý do |
Theo tôi, hai câu tục ngữ trên nói về mối quan hệ giữa con người với con người. |
Dựa vào các từ ngữ được sử dụng trong hai câu như “máu đào”, “nước lã”, “anh em xa”, “láng giềng gần”. |
Câu tục ngữ “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” thể hiện sự đề cao quan hệ huyết thống, máu mủ. |
- máu đào: máu của những người chung huyết thống - nước lã: chỉ người dưng, người không có quan hệ huyết thống → Đề cao quan hệ máu mủ, ruột thịt |
Câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” thể hiện sự coi trọng tình làng nghĩa xóm. |
- bán anh em xa: anh em dù là máu mủ nhưng ở nếu xa thì khi mà có thể giúp đỡ chúng ta khi gặp khó khăn. - mua láng giềng gần: những người sẽ trực tiếp giúp đỡ chúng ta khi gặp khó khăn → Coi trọng tình cảm làng xóm |
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục