Bước 1: Xác định đề tài, thời gian và không gian
- Xác định chủ đề nói
- Xác định mục đích nói, đối tượng người nghe
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Để bài nói thêm hấp dẫn và thuyết phục, em cần:
- Chuẩn bị thêm các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ bổ trợ
- Tóm tắt hệ thống ý dưới dạng sơ đồ
- Nếu rõ ý kiến, lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, cụ thể:
+ Nêu ý kiến một cách trực tiếp, có thể chọn ý kiến trọng tâm để tạo điểm nhấn.
+ Đảm bảo các lí lẽ có đủ cơ sở và kết luận, sắp xếp các lí lẽ theo một trình tự hợp lí. Có thể sử dụng trích dẫn để tăng sức thuyết phcuj cho các lí lẽ.
+ Một bằng chứng thuyết phục cần cụ thể, tiêu biểu, xác thực và liên kết chặt chẽ với lí lẽ.
Bước 3: Luyện tập và trình bày
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói, sử dunhj những từ nối để phần trình bày mạch lạc, rõ ràng.
- Chuẩn bị phần mở đầu và phần kết hấp dẫn.
- Khẳng định trực tiếp, rõ ràng ý kiến của bản thân về vấn đề cần trình.
- Dựa vào phần tóm tắt ý, trình bày từ khái quát cụ thể, sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phù với bài nói.
Bước 4: Trao đổi và đánh giá
Khi trao đổi với người nghe, em nên có thái độ cầu thị và phản hồi những câu hỏi, ý kiến phản biện.
Trước những ý kiến phản bác của người nghe, em có thể bảo vệ ý kiến bằng cách:
- Chuẩn bị một tâm thế tích cực
- Để hiểu đúng ý kiến phản bác của người nghe và phản hồi xác đáng.
- Nếu ý kiến phản bác xuất phát từ việc hiểu chưa đúng nội dung bài nói, em có thể khẳng định lại ý kiến của mình bằng cách nói: “Có thể bạn đã hiểu lầm ý của tôi. Ý của tôi là... ", “Tôi không cho rằng .. ý tôi là...”, “Tôi xin được nhắc lại ý kiến của mình, đó là..., chủ không phải là...
- Nếu ý kiến phản bác của người nghe chưa hợp li, em có thể phản biện bằng một số mẫu câu “Tôi nghĩ rằng ý kiến của bạn chưa hợp lí, bởi vì... ”, “Những bằng chứng bạn đưa ra chưa thuyết phục, vì... "
- Nếu ý kiến của người nghe hợp lí, thuyết phục, có thể ghi nhận và phản hồi bằng một số mẫu câu "Cảm ơn ý kiến của bạn, tôi sẽ tiếp thu để bài nói của mình hoàn thiện hơn". "Cảm ơn ý kiến của bạn, đúng là…”
* Bài nói tham khảo
Trước khi bước vào phần trình bày của tôi, các bạn hãy quan sát bức hình trên và cho mọi người cùng biết nó gợi ra những suy nghĩ gì trong bạn?
Đúng vậy, qua bức tranh trên tôi đang muốn nói đến một hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện nay là “đạo đức giả” – một căn bệnh “chết người”.
Vậy trước hết ta phải hiểu “đạo đức giả” là gì? Theo tôi, “đạo đức giả” là cách ứng xử giả tạo, đi ngược với những chuẩn mực đạo đức thông thường. Đáng sợ hơn là nó thường nấp sau dáng vẻ tử tế, hào nhoáng của con người khiến chúng ta khó mà phân biệt đươc. Những người như vậy họ thường dùng sự tử tế, sự vỗn vã với những người khác để che dấu đi bản chất, con người thật của họ một cách hoàn hảo nhất. Và chúng ta rất dễ bị đánh lừa bởi vẻ bề ngoài đó.
Và đạo đức giả thường mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho con người và xã hội. Trước hết ở bản thân người đó, họ sống giả dối, đánh lừa mọi người xung quanh bằng vẻ ngoài hào nhoáng của mình và dần họ sẽ đánh mất chính mình. Niềm tin của họ với mọi người xung quanh cũng sẽ biến mất bởi thật khó để tin tưởng một người luôn lừa dối mình. Đối với xã hội, thói đạo đức giả sẽ làm lẫn lộn các giá trị đạo đức và làm xã hội trở lên phức tạp. Biết bao nhiêu người vì tin vào lòng tốt của người khác mà rước họa vào thân và kéo theo những hậu quả nghiêm trọng. Thật khó có thể tưởng tượng nổi sẽ thế nào nếu sống trong một xã hội con người luôn ngờ vực, lừa gạt nhau?
Bởi vậy, chúng ta – nhưng người sống trong xã hội phải luôn biết trau dồi nhân cách của bản thân, kiên quyết đấu tranh chống lại thói đạo đức giả, góp phần xậy dựng một xã hội trong sạch và đáng tin cậy hơn. Trên đây là phần trình bày của tôi về đạo đức giả, rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để bài nói của tôi càng hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục