Xem thêm: Bài 1: Trẻ em như búp trên cành
Nhận xét
Câu 1 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:
Xếp các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau vào nhóm phù hợp:
Phương pháp:
Dựa vào kiến thức đã học để sắp xếp các từ vào nhóm phù hợp.
Lời giải:
Nhóm 1: Giang sơn, nước nhà, tổ quốc, đất nước, non sông
Nhóm 2: Xe lửa, tàu hoả
Nhóm 3: Xinh xắn, đẹp, xinh
Nhóm 4: Cho, biếu.
Câu 2 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:
Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ta nhận xét về cách dùng mỗi từ đó
Phương pháp:
Dựa vào kiến thức thực tế và đã học để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Em có 2 viên kẹo em cho bạn 1 viên.
Em biếu ông bà quà tết.
* Nhận xét
Động từ “cho” thường được dùng trong các trường hợp khi giao tiếp với người bằng tuổi hoặc ít tuổi hơn, khi bản thân mình muốn chia sẻ một thứ gì đó mà mình đang có với người khác, như ở câu trên từ cho dùng để thể hiện sự chia sẻ của em với bạn khi em có 2 viên kẹo.
Động từ “biếu” thường được sử dụng trong các trường hợp nhằm để thể hiện sự tôn trọng hoặc kính trọng đối với người được nhận.
Luyện tập
Câu 1 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:
Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi.
Phương pháp:
Dựa vào kiến thức đã học về từ đồng nghĩa để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Từ đồng nghĩa với Học trò: Học sinh
Từ đồng nghĩa với Siêng năng: Cần cù
Từ đồng nghĩa với từ Giỏi: Tốt.
Câu 2 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:
Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang. Theo em, việc dùng các từ ấy ở mỗi câu có phù hợp không? Vì sao?
Bạn Lê đeo trên vai chiếc ba lô con cóc đựng mấy chai nước uống, haia tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thưu điệu đà xách túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to khỏe hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại.
Theo sách Tiếng việt 5 (2006)
Phương pháp:
Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
- Trong đoạn văn sau những từ cùng nghĩa giống từ mang gồm: Đeo, đựng, xách, vác, khiêng
- Việc dùng các từ ấy ở mỗi câu là phù hợp. Vì thông qua các từ được dùng sẽ tương ứng với một hoạt động khác nhau, các từ được dùng để làm nổi bật lên trong các hoạt động từ nhẹ đến nặng.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục