Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 149, 150 SGK Toán lớp 5 - Ôn tập về phân số (tiếp theo)

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Bài 1, 2 trang 149; bài 3, 4, 5 trang 150 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Ôn tập về phân số (tiếp theo). Bài 2 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng

Bài 1 trang 149 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Phân số chỉ phần đã tô màu của băng giấy là:

A. \( \dfrac {3}{4}\)                 B. \( \dfrac {4}{7}\)                     C. \( \dfrac {4}{3}\)                D. \( \dfrac {3}{7}\)   

Phương pháp: 

Quan sát hình vẽ, tìm số phần được tô màu và tổng số phần bằng nhau. 

Phân số cần tìm có tử số là số số phần được tô màu và mẫu số là tổng số phần.

Lời giải: 

Băng giấy dc chia làm 7 phần bằng nhau, có 3 phần được tô màu.

Vậy phân số chỉ số phần đã tô màu là \( \dfrac {3}{7}\).

Chọn đáp án D.

Bài 2 trang 149 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy, \(\dfrac{1}{4}\) số viên bi có màu:

A. Nâu                     B. Đỏ                         C. Xanh                    D. Vàng

Phương pháp:

Để tìm \(\dfrac{1}{4}\) số viên bi ta lấy tổng số viên bi nhân với \(\dfrac{1}{4}\). Từ đó tìm được màu tương ứng của bi.

Lời giải:

\(\dfrac{1}{4}\) số viên bi gồm số viên bi là:

          \(20 \times \dfrac{1}{4} =5 \) (viên bi)

Vậy \(\dfrac{1}{4}\) số viên bi có màu đỏ.

Chọn đáp án B.

Bài 3 trang 150 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau:

\(\dfrac{3}{5}\);                      \(\dfrac{5}{8}\);                     \(\dfrac{15}{25}\); 

\(\dfrac{9}{15}\);                    \(\dfrac{20}{32}\);                   \(\dfrac{21}{35}\).

Phương pháp: 

Rút gọn các phân số thành phân số tối giản, từ đó tìm các phân số bằng nhau.

Lời giải: 

Rút gọn các phân số chưa tối giản:

Vậy các phân số bằng nhau trong các phân số đã cho là: 

Bài 4 trang 150 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

So sánh các phân số:

a) \(\dfrac{3}{7}\) và \(\dfrac{2}{5}\);              b) \(\dfrac{5}{9}\) và \(\dfrac{5}{8}\);               c) \(\dfrac{8}{7}\) và \(\dfrac{7}{8}\).

Phương pháp:

Sử dụng các phương pháp so sánh phân số như:

- Quy đồng mẫu số hai phân số rồi so sánh.

- So sánh với 1. 

Lời giải:

a) Ta có: \(\dfrac{3}{7}=\dfrac{3 \times 5}{7 \times 5}=\dfrac{15}{35}\);             \(\dfrac{2}{5}=\dfrac{2 \times 7}{5 \times 7}= \dfrac{14}{35}\).

Vì \(\dfrac{15}{35}>\dfrac{14}{35}\) nên \(\dfrac{3}{7}>\dfrac{2}{5}\).

b) Ta có \(\dfrac{5}{9}<\dfrac{5}{8}\) (vì \(9>8\)). 

c) \(\dfrac{8}{7}=\dfrac{8 \times 8}{7 \times 8}=\dfrac{64}{56}\);               \(\dfrac{7}{8}=\dfrac{7 \times 7}{8 \times7}=\dfrac{49}{56}\).

Vì \(\dfrac{64}{56}>\dfrac{49}{56}\) nên \(\dfrac{8}{7}>\dfrac{7}{8}\).

Cách khác: Vì \(\dfrac{8}{7}> 1 \) ;  \(\dfrac{7}{8}< 1\) nên \(\dfrac{8}{7}>\dfrac{7}{8}\). 

Bài 5 trang 150 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

a) Viết các phân số \(\dfrac{6}{11}\) ; \(\dfrac{23}{33}\) ; \(\dfrac{2}{3}\) theo thứ tự từ bé đến lớn.

b) Viết các phân số \(\dfrac{8}{9}\) ; \(\dfrac{8}{11}\) ; \(\dfrac{9}{8}\) theo thứ tự từ lớn đến bé.

Phương pháp:

So sánh các phân số, sau đó sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.

Lời giải:

a) Chọn MSC là 33. Quy đồng mẫu số các phân số ta có :

           \(\dfrac{6}{11} = \dfrac{6 \times 3}{11 \times3} = \dfrac{18}{33}\) ; 

           \(\dfrac{2}{3} = \dfrac{2 \times 11}{3 \times 11} = \dfrac{22}{33}\) ;     

           Giữ nguyên phân số \(\dfrac{23}{33}\).

Vì \(\dfrac{18}{33} < \dfrac{22}{33} < \dfrac{23}{33}\) nên \(\dfrac{6}{11}< \dfrac{2}{3} <  \dfrac{23}{33}.\) 

Vậy các phân số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn như sau: \(\dfrac{6}{11}\) ; \(\dfrac{2}{3}\) ; \(\dfrac{23}{33}\).

b) Vì  \(\dfrac{9}{8} > 1> \dfrac{8}{9}\) ; \(\dfrac{8}{9} > \dfrac{8}{11}\) nên \(\dfrac{9}{8}>  \dfrac{8}{9}\) > \(\dfrac{8}{11}\). 

Vậy ta viết các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé như sau: \(\dfrac{9}{8}\) ;  \(\dfrac{8}{9}\)  ; \(\dfrac{8}{11}\).

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan