Bài 1 trang 121 SGK Toán lớp 5
Câu hỏi:
Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c.
a) a = 5cm; b = 4cm; c = 9cm.
b) a = 1,5m; b = 1,1m; c = 0,5m.
c) a = \(\dfrac{2}{5}\)dm; b = \(\dfrac{1}{3}\)dm; c = \(\dfrac{3}{4}\)dm.
Phương pháp:
Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Lời giải:
a) Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:
V = 5 x 4 x 9 = 180 (cm3)
b) Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:
V = 1,5 x 1,1 x 0,5 = 0,825 (m3)
c) Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:
V = \(\dfrac{2}{5}\) x \(\dfrac{1}{3}\) x \(\dfrac{3}{4}\) = \(\dfrac{1}{10}\) (dm3)
Bài 2 trang 121 SGK Toán lớp 5
Câu hỏi:
Tính thể tích của khối gỗ có dạng như hình bên:
Phương pháp:
Chia khối gỗ thành các hình hộp chữ nhật nhỏ rồi tính thể tích từng hình theo công thức V = a x b x c
(a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật), từ đó suy ra thể tích khối gỗ ban đầu.
Lời giải:
Cách 1:
Tách khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật A và B như hình dưới.
Thể tích hình hộp chữ nhật A là:
8 x (12 - 6) x 5 = 240 (cm3)
Thể tích hình hộp chữ nhật B là:
15 x 6 x 5 = 450 (cm3)
Thể tích khối gỗ là:
240 + 450 = 690 (cm3)
Cách 2:
Tách khối gỗ thành hai hình chữ nhật C và D như hình dưới
Thể tích hình hộp chữ nhật C là:
12 x 8 x 5 = 480 (cm3)
Thể tích hình hộp chữ nhật D là:
(15 – 8) x 6 x 5 = 210 (cm3)
Thể tích khối gỗ là:
480 + 210 = 690 (cm3)
Cách 3:
Thể tích hình hộp chữ nhật H là:
(15 - 8) x (12 - 6) x 5 = 210 (cm3)
Thể tích của cả khối gỗ và hình hộp chữ nhật B là:
15 x 12 x 5 = 900 (cm3)
Thể tích khối gỗ là:
900 - 210 = 690 (cm3)
Đáp số: 690cm3.
Bài 3 trang 121 SGK Toán lớp 5
Câu hỏi:
Tính thể tích của hòn đá nằm trong bể nước theo hình dưới đây:
Phương pháp:
Cách 1: Thể tích hòn đá = Tổng thể tích hòn đá và nước - thể tích nước trong bể
Cách 2: Thể tích của hòn đá bằng thể tích của hình hộp chữ nhật (phần nước dâng lên) có chiều dài 10cm, chiều rộng 10cm và chiều cao là: 7 - 5 = 2 (cm).
Lời giải:
Cách 1: thể tích nước trong bể là:
10 x 10 x 5 = 500 (cm3)
Tổng thể tích của nước và hòn đá là:
10 x 10 x 7 = 700 (cm3)
Thể tích của hòn đá là:
700 – 500 = 200 (cm3)
Cách 2: chiều cao của mực nước dâng lên là:
7 – 5 = 2 (cm)
Thể tích nước dâng lên là:
10 x 10 x 2 = 200 (cm3)
Đó cũng chính là thể tích hòn đá.
Đáp số: 200 cm3
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục