Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 1, 2, 3 trang 155, 156 SGK Toán lớp 5 - Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích (tiếp theo)

Bình chọn:
4.3 trên 4 phiếu

Bài 1 trang 155; bài 2, 3 trang 156 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích (tiếp theo). Bài 3 Một bể nước hình hộp chữ nhật có các kích thước đo ở trong lòng bể là: chiều dài 4m, chiều rộng 3m, chiều cao 2,5m. Biết rằng 80% thể tích của bể đang chứa nước

Bài 1 trang 155 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

Điền dấu >, <, =  vào chỗ chấm: 

          8m5dm... 8,05m2                 

          8m5dm2 ... 8,5m2                           

          8m5dm... 8,005m2                       

          7m5dm3 ... 7,005m

          7m3 5dm... 7,5m3

          2,94dm... 2dm94cm

Phương pháp:

Đổi số đo ở hai vế về cùng một đơn vị đo rồi so sánh kết quả.

Lời giải:

          8m5dm= 8,05m(vì 8m5dm= \(8\dfrac{5}{100}\)m2 = 8,05m2)

          8m5dm2 < 8,5m2

          8m5dm2 > 8,005m2

          7m5dm3 = 7,005m(Vì 7m5dm3 = \(7\dfrac{5}{1000}\)m3 = 7,005m3)

          7m3 5dm3 < 7,5m3

          2,94dm> 2dm94cm(Vì 2dm94cm= \(2\dfrac{94}{1000}\)dm3 = 2,094dm3)

Bài 2 trang 156 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 150m, chiều rộng bằng \(\dfrac{2}{3}\) chiều dài. Trung bình cứ \(100m^2\) của thửa ruộng đó thu được 60kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu được bao nhiêu tấn thóc ? 

Phương pháp:

- Tính chiều rộng = chiều dài × \(\dfrac{2}{3}\).

- Tính diện tích = chiều dài × chiều rộng.

- Tính diện tích thửa ruộng gấp \(100m^2\) bao nhiêu lần.

- Tính số ki-lô-gam thóc thu được

Lời giải:

Chiều rộng của thửa ruộng là :

                   \(150 × \dfrac{2}{3} = 100\;(m)\) 

Diện tích của thửa ruộng là :

                   \(150 × 100 = 15000\; (m^2)\)

\(15000m^2\) gấp \(100m^2\) số lần là :

                   \(15000 : 100 = 150\) (lần)

Số tấn thóc thu được trên thửa ruộng đó là :

                    \(60 × 150 = 9000\; (kg)\) 

                    \(9000kg=9\) tấn 

                                            Đáp số: \(9\) tấn.

Bài 3 trang 156 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

Một bể nước hình hộp chữ nhật có các kích thước đo ở trong lòng bể là: chiều dài 4m, chiều rộng 3m, chiều cao 2,5m. Biết rằng 80% thể tích của bể đang chứa nước. Hỏi:

a) Trong bể có bao nhiêu lít nước ? 1l = 1dm3

b) Mức nước chứa trong bể cao bao nhiêu mét ?

Phương pháp:

- Tính thể tích của bể = chiều dài × chiều rộng × chiều cao.

- Tính thể tích nước đang có trong bể = thể tích của bể : 100 × 80.

- Đổi thể tích sang đơn vị đề-xi-mét khối sau đó đổi sang đơn vị lít.

- Tính diện tích đáy bể = chiều dài × chiều rộng. 

- Chiều cao mực nước = thể tích nước trong bể : diện tích đáy.

Lời giải:

a) Thể tích của bể là:

4 x 3 x 2,5 = 30 (m3)

Thể tích nước đang có trong bể là:

30 x 80 : 100 = 24 (m3)

24m3 = 24000dm3 = 24000 lít.

b) Cách 1:

Diện tích đáy bể là:

4 x 3 = 12 (m3).

Chiều cao mức nước chứa trong bể là:

24 : 12 = 2 (m).

Cách 2:

Vì 80% thể tích của bể đang chứa nước nên chiều cao mức nước trong bể sẽ bằng 80% chiều cao của bể.

Chiều cao mức nước chứa trong bể là:

2,5 x 80 : 100 = 2 (m)

Đáp số: a) 24000 lít ; b) 2m.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan