Xem thêm: Chương III. Phương trình bậc nhất một ẩn
Bài 10 trang 12 SGK Toán lớp 8 tập 2
Câu hỏi:
Tìm chỗ sai và sửa lại các bài giải sau cho đúng:
a) \(3x - 6 + x = 9 - x\)
\( \Leftrightarrow 3x + x - x = 9 - 6 \)
\( \Leftrightarrow 3x = 3 \)
\( \Leftrightarrow x = 1\)
b) \(2t - 3 + 5t = 4t + 12\)
\( \Leftrightarrow 2t + 5t - 4t = 12 -3\)
\( \Leftrightarrow 3t = 9\)
\( \Leftrightarrow t = 3.\)
Lời giải:
a)
Sai ở phương trình thứ hai chuyển vế hạng tử \(-6\) từ vế trái sang vế phải, hạng tử \(-x\) từ vế phải sang vế trái mà không đổi dấu.
Giải lại:
\(3x - 6 + x = 9 - x\)
\( \Leftrightarrow 3x + x + x = 9 + 6\)
\( \Leftrightarrow 5x = 15\)
\( \Leftrightarrow x = 15 : 5\)
\( \Leftrightarrow x = 3\)
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất \(x = 3\)
b)
Sai ở phương trình thứ hai, chuyển vế hạng tử \(-3\) từ vế trái sang vế phải mà không đổi dấu.
Giải lại:
\(2t - 3 + 5t = 4t + 12\)
\( \Leftrightarrow 2t + 5t - 4t = 12 + 3\)
\( \Leftrightarrow 3t = 15\)
\( \Leftrightarrow t = 15 : 3\)
\( \Leftrightarrow t = 5\)
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất \(t = 5\).
Bài 11 trang 13 SGK Toán lớp 8 tập 2
Câu hỏi:
Giải các phương trình:
a) \(3x - 2 = 2x - 3\);
b) \(3 - 4u + 24 + 6u = u + 27 + 3u\);
c) \(5 - (x - 6) = 4(3 - 2x)\);
d) \(-6(1,5 - 2x) = 3(-15 + 2x)\);
e) \(0,1 - 2(0,5t - 0,1) = 2(t - 2,5) \)\(\,- 0,7\);
f) \( \dfrac{3}{2}(x -\dfrac{5}{4})-\dfrac{5}{8} = x\)
Lời giải:
a) \(3x - 2 = 2x - 3\)
\(⇔ 3x - 2x = -3 + 2\)
\(⇔ x = -1\)
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất \(x = -1.\)
b) \(3 - 4u + 24 + 6u = u + 27 + 3u\)
\(⇔ 2u + 27 = 4u + 27\)
\(⇔ 2u - 4u = 27 - 27\)
\(⇔ -2u = 0\)
\(⇔ u = 0\)
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất \(u = 0.\)
c) \(5 - (x - 6) = 4(3 - 2x)\)
\(⇔ 5 - x + 6 = 12 - 8x\)
\(⇔ -x + 11 = 12 - 8x\)
\(⇔ -x + 8x = 12 - 11\)
\(⇔ 7x = 1\)
\(⇔ x = \dfrac{1}{7}\)
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất \(x = \dfrac{1}{7}\).
d) \(-6(1,5 - 2x) = 3(-15 + 2x)\)
\(⇔ -9 + 12x = -45 + 6x\)
\(⇔ 12x - 6x = -45 + 9\)
\(⇔ 6x = -36\)
\(⇔ x = -36:6\)
\(⇔ x = -6\)
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất \(x = -6\).
e) \(0,1 - 2(0,5t - 0,1) = 2(t - 2,5)\)\(\, - 0,7\)
\(⇔ 0,1 - t + 0,2 = 2t - 5 - 0,7\)
\(⇔ -t + 0,3 = 2t - 5,7\)
\(⇔ -t - 2t = -5,7 - 0,3\)
\(⇔ -3t = -6\)
\(⇔ t = (-6):(-3)\)
\(⇔ t = 2\)
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất \(t = 2\)
f) \( \dfrac{3}{2}(x -\dfrac{5}{4})-\dfrac{5}{8} = x\)
\(⇔ \dfrac{3}{2}x - \dfrac{15}{8} - \dfrac{5}{8} = x\)
\(⇔ \dfrac{3}{2}x -x=\dfrac{15}{8}+\dfrac{5}{8}\)
\(⇔ \dfrac{1}{2}x = \dfrac{20}{8}\)
\(⇔ x = \dfrac{20}{8} : \dfrac{1}{2}\)
\(⇔ x = 5\)
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất \(x = 5\).
Bài 12 trang 13 SGK Toán lớp 8 tập 2
Câu hỏi:
Giải các phương trình:
Lời giải:
a)
\( \dfrac{5x-2}{3}=\dfrac{5-3x}{2}\)
\( \Leftrightarrow \dfrac{{2\left( {5x - 2} \right)}}{6} = \dfrac{{3\left( {5 - 3x} \right)}}{6}\)
\(⇔ 2(5x - 2) = 3(5 - 3x)\)
\(⇔ 10x - 4 = 15 - 9x\)
\(⇔ 10x + 9x = 15 + 4\)
\(⇔ 19x = 19\)
\( \Leftrightarrow x = 19:19\)
\(⇔ x = 1\)
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất \(x = 1\).
b)
\( \dfrac{10x+3}{12}=1+\dfrac{6+8x}{9}\)
\(⇔ \dfrac{3(10x+3)}{36}=\dfrac{{36}}{{36}} + \dfrac{{4(6 + 8x)}}{{36}}\)
\(⇔ 30x + 9 = 36 + 24 + 32x\)
\(⇔ 30x - 32x = 60 - 9\)
\(⇔ -2x = 51\)
\(⇔ x = \dfrac{-51}{2}\)
\(\Leftrightarrow x= -25,5\)
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất \(x = -25,5\).
c)
\( \dfrac{7x-1}{6} + 2x = \dfrac{16 - x}{5}\)
\( \Leftrightarrow \dfrac{{5.\left( {7x - 1} \right)}}{{30}} + \dfrac{{30.2x}}{{30}} = \dfrac{{6.\left( {16 - x} \right)}}{{30}}\)
\( \Leftrightarrow 5.\left( {7x - 1} \right) + 60x = 6\left( {16 - x} \right)\)
\( \Leftrightarrow 35x - 5 + 60x = 96 - 6x\)
\(⇔ 95x -5 = 96 - 6x\)
\(⇔ 95x + 6x = 96 + 5\)
\(⇔ 101x = 101\)
\( \Leftrightarrow x = 101:101\)
\(⇔ x = 1\)
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất \(x = 1\).
d)
\(4(0,5 - 1,5x) = -\dfrac{5x-6}{3}\)
\(⇔ 2 - 6x = -\dfrac{5x-6}{3}\)
\( \Leftrightarrow \dfrac{{3\left( {2 - 6x} \right)}}{3} = - \dfrac{{5x - 6}}{3}\)
\(⇔ 3(2 - 6x)= - (5x-6)\)
\( ⇔ 6 - 18x = -5x + 6\)
\( ⇔ -18x + 5x = 6-6\)
\( ⇔ -13x = 0\)
\( \Leftrightarrow x = 0:( - 13)\)
\( ⇔ x = 0\)
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất \(x = 0.\)
Bài 13 trang 13 SGK Toán lớp 8 tập 2
Câu hỏi:
Bạn Hoà giải phương trình \(x(x + 2) = x(x + 3)\) như hình 2.
Theo em bạn Hoà giải đúng hay sai?
Em sẽ giải phương trình đó như thế nào?
Lời giải:
Bạn Hoà đã giải sai.
Không thể chia hai vế của phương trình đã cho với \(x\) để được phương trình \(x + 2 = x + 3\) (vì ta chưa biết \(x\) có khác 0 hay không)
Lời giải đúng:
\(\eqalign{
& x\left( {x + 2} \right) = x\left( {x + 3} \right) \cr
& \Leftrightarrow {x^2} + 2x = {x^2} + 3x \cr
& \Leftrightarrow {x^2} + 2x - {x^2} - 3x = 0 \cr
& \Leftrightarrow - x = 0 \cr
& \Leftrightarrow x = 0 \cr} \)
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là \(x = 0\).
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục