Ống dây dẫn hình trụ có lõi chân không, dài 20 cm, gồm 1000 vòng dây, mỗi vòng dây có diện tích 100cm2.
a) Tính độ tự cảm của ống dây.
b) Tính độ lớn của suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây khi dòng điện chạy qua ống dây tăng đều từ 0 đến 5,0 A trong thời gian 0,10 s.
c) Tính năng lượng từ trường tích luỹ trong ống dây khi cường độ dòng điện chạy qua ống dây đạt tới giá trị 5,0 A.
Trả lời:
a) Độ tự cảm của ống dây dẫn: \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.{{{N^2}} \over \ell }S\)
Thay số ta tìm được: \(L = {4.3,14.10^{ - 7}}.{{{{1000}^2}} \over {{{20.10}^{ - 2}}}}{.100.10^{ - 4}} = {6,28.10^{ - 2}}H\)
b) Độ lớn của suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây dẫn
\(\left| {{e_{tc}}} \right| = L\left| {{{\Delta i} \over {\Delta t}}} \right| = {6,28.10^{ - 2}}.{{5,0 - 0} \over {0,10}} = 3,14V\)
c) Năng lượng từ trường tích lũy trong ống dây dẫn:
\(W = {{L{i^2}} \over 2} = {1 \over 2}{.6,28.10^{ - 2}}.{(5,0)^2} = 0,785J\)
Sachbaitap.com
>> 2K8 Chú ý! Lộ Trình Sun 2026 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi 26+TN THPT, 90+ ĐGNL HN, 900+ ĐGNL HCM; 70+ ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com.Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục