2.53. Rót dung dịch chứa 11,76 g \({H_3}P{O_4}\) vào dung dịch chứa 16,8 g KOH. Sau phản ứng, cho dung dịch bay hơi đến khô. Tính khối lượng muối khan thu được.
Hướng dẫn trả lời:
Số mol \({H_3}P{O_4}\) : \(\frac{{11,76}}{{98}}\) = 0,12 (mol)
Số mol KOH : \(\frac{{16,8}}{{56}}\) = 0,3 (mol)
Các phản ứng có thể xảy ra :
\(\begin{array}{l}
{H_3}P{O_4} + KOH \to K{H_2}P{O_4} + {H_2}O(1)\\
{H_3}P{O_4} + 2KOH \to {K_2}HP{O_4} + 2{H_2}O(2)\\
{H_3}P{O_4} + 3KOH \to {K_3}P{O_4} + 3{H_2}O(3)
\end{array}\)
Vì tỉ lệ \({n_{KOH}}:{n_{{H_3}P{O_4}}}\) = 0,3 : 0,12 = 2,5 nằm giữa 2 và 3, nên chỉ xảy ra các phản ứng (2) và (3), nghĩa là tạo ra hai muối K2HPO4 và K3PO4.
Gọi x là số mol \({H_3}P{O_4}\) tham gia phản ứng (2) và y là số mol \({H_3}P{O_4}\) tham gia phản ứng (3) :
x + y = 0,12 (a)
Theo các phản ứng (2) và (3) tổng số mol KOH tham gia phản ứng :
2x + 3y = 0,3 (b)
Giải hộ phương trình (a) và (b) : x = 0,06 mol K2HPO4 ; y = 0,06 mol K3PO4.
Tổng khối lượng hai muối:
\({m_{{K_2}HP{O_4}}} + {m_{{K_3}P{O_4}}}\) = 0,06.174 + 0,06.212 = 10,44 + 12,72 = 23,16 (g).
Sachbaitap.com
>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục