Xem thêm: Bài 10. Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
BÀI TẬP 4. Lãnh địa phong kiến ở Tây Âu có đặc điểm như thế nào ? Tại sao nói lãnh địa phong kiến là cơ sở cho sự tồn tại của chế độ phong kiến phân quyền ở các quốc gia trong khu vực ?
Trả lời:
- Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu:
+ Lãnh địa phong kiến là sở hữu của lãnh chúa, gồm đất lãnh chúa và đất khẩu phần.
+ Kinh tế khép kín, tự cung, tự cấp.
+ Một đơn vị chính trị độc lập, mỗi lãnh chúa là một ông “vua con” .
+ Lãnh chúa sống xa hoa, nhàn rỗi.
+ Nông nô là lao động chính (phải phục dịch, cống nạp).
- Giải thích :
Đến giữa thế kỉ IX, phần lớn đất đai đã được các quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong, những vùng đất đai rộng lớn đó nhanh chóng bị họ biến thành khu đất đai rộng lớn của mình gọi là lãnh địa phong kiến.
Lãnh địa chính là đơn vị hành chính kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu. Trong giai đoạn phong kiến phân quyền, vua thực chất chỉ là một lãnh chúa lớn.
Sachbaitap.net
>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục