4.20. Trong 4 phản ứng dưới đây, phản ứng nào không có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố ?
A. Sự tương tác của natri clorua và bạc nitrat trong dung dịch.
B. Sự tương tác của sắt với clo.
C. Sự tác dụng của kẽm với dung dịch \(H_2SO_4\) loãng.
D. Sự phân huỷ kali pemanganat khi đun nóng.
4.21. Trong phản ứng : \(Zn + CuC{l_2} \to ZnC{l_2} + Cu\), ion \(Cu^{2+} trong đồng (II) clorua
A. bị oxi hoá. C. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.
B. bị khử. D. không bị oxi hoá, không bị khử.
4.22. Trong các phản ứng sau, ở phản ứng nào \(NH_3\) đóng vai trò chất oxi hoá ?
\(\begin{array}{l}
A.\,\,2N{H_3} + 2Na \to 2NaN{H_2} + {H_2}\\
B.\,\,2N{H_3} + 3C{l_2} \to {N_2} + 6HCl\\
C.\,\,2N{H_3} + {H_2}{O_2} + Mn{O_4} \to Mn{O_2} + {\left( {N{H_4}} \right)_2}S{O_4}\\
D.\,\,4N{H_3} + 5{{\rm{O}}_2} \to 4NO + 6{H_2}O
\end{array}\)
4.23. Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử ?
\(\begin{array}{l}
A.\,\,4Na + {O_2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to 2N{a_2}O\\
B.\,\,N{a_2}O + {H_2}O\,\,\,\, \to 2NaOH\\
C.\,\,NaCl + AgN{O_3} \to AgCl \downarrow + NaN{O_3}\\
D.\,\,NaN{O_3} + 2HCl \to 2NaCl + C{O_2} \uparrow + {H_2}O
\end{array}\)
4.24. Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá - khử ?
\(\begin{array}{l}
A.\,\,Fe + 2HCl\,\, \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \\
B.\,\,FeS + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2}S \uparrow \\
C.\,\,2FeC{l_3} + Cu \to FeC{l_2} + CuC{l_2}\\
D.\,\,Fe + CuS{O_4} \to FeS{O_4} + Cu
\end{array}\)
4.25. Trong phản ứng : \(C{l_2} + 2NaOH \to NaCl + NaClO + {H_2}O\), phân tử clo
A. bị oxi hoá. C. không bị oxi hoá, không bị khử.
B. bị khử. D. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.
4.26. Số oxi hoá của clo trong axit pecloric \(HClO_4\) là
A. +3. B.+5.
C.+7. D.-1.
ĐÁP ÁN:
4.20 |
4.21 |
4.22 |
4.23 |
4.24 |
4.25 |
4.26 |
A |
B |
A |
A |
B |
D |
C |
Sachbaitap.com
>> 2K9 Học trực tuyến - Định hướng luyện thi TN THPT, ĐGNL, ĐGTD ngay từ lớp 11 (Click để xem ngay) cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, tiếp cận sớm các kì thi.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục