Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài trắc nghiệm bài 7.21, 7.22, 7.23, 7.24 trang 84 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài trắc nghiệm bài 7.21, 7.22, 7.23, 7.24 trang 84 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Chọn câu đúng.

Bài trắc nghiệm bài 7.21 trang 84 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao

Chọn câu đúng.

Kính hiển vi gồm vật kính và thị kính là các thấu kính hội tụ.

A. Vật kính và thị kính có tiêu cự nhỏ, khoảng vài milimet, khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.

B. Vật kính và thị kính có tiêu cự nhỏ, khoảng vài milimet, khoảng cách giữa chúng không đổi.

C. Vật kính có tiêu cự lớn, khoảng vài xentimet, thị kính có tiêu cự nhỏ, khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.

D. Vật kính có tiêu cự nhỏ, khoảng vài milimet, thị kính có tiêu cự lớn, khoảng cách giữa chúng không đổi.

Đáp án: D

Bài trắc nghiệm bài 7.22 trang 84 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao

Chọn phương án đúng.

Công thức số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực \(\left( {{G_\infty }} \right)\) là:

A. \({G_\infty } = {k_2}{G_2}\).                      B. \({G_\infty } = {\delta  \over {{f_1}}}\).

C. \({G_\infty } = {Đ \over {{f_1}}}\).                          D. \({G_\infty } = {{\delta } Đ\over {{f_1}{f_2}}}\).

Đáp án: D

Bài trắc nghiệm bài 7.23 trang 84 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao

Chọn câu đúng.

Kinh thiên văn khúc xạ gồm hai thấu kính hội tụ :

A. Vật kính có tiêu cự nhỏ, thị kính có tiêu cự lớn ; khoảng cách giữa chúng là cố định.

B. Vật kính có tiêu cự nhỏ, thị kính có tiêu cự lớn ; khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.

C. Vật kính có tiêu cự lớn , thị kính có tiêu cự nhỏ ; khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.

D. Vật kính và thị kính có tiêu cự bằng nhau, khoảng cách giữa chúng cố định.

Đáp án: C

Bài trắc nghiệm bài 7.24 trang 84 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao

Chọn phương án đúng.

Công thức số bội giác của kính thiên văn khúc xạ trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực \({G_\infty }\) là:

A. \({G_\infty } = {{{f_1}} \over {{f_2}}}\).                            B. \({G_\infty } = {f_1}{f_2}\).

C. \({G_\infty } = {Đ{{f_1}} \over {{f_2}}}\).                          D. \({G_\infty } = {Đ \over {{f_1}{f_2}}}\).

Đáp án: A

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan