VI.11. Giới hạn quang điện của kẽm là 0,35 \(\mu\)m.
a) Giới hạn quang điện này nằm trong vùng ánh sáng gì (hồng ngoại, ngoại, tia X,...) ?
b) Tính công thoát êlectron khỏi kẽm.
c) Có thể dùng một chùm tia laze đỏ cực mạnh, sao cho êlectron có t hấp thụ liên tiếp hai phôtôn đỏ, đủ năng lượng để bứt ra khỏi tấm kẽ được không ? Tại sao ?
Cho h = 6,625.10-34 J.s ; c = 3.108 m/s ; e = 1,6.10-19 C.
Hướng dẫn giải chi tiết
a) Ánh sáng tử ngoại.
b) \(A = {{hc} \over \lambda } = {{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}} \over {0,{{35.10}^{ - 6}}}} = 5,{678.10^{ - 19}}J = 3,55 eV\)
c) Không thể dùng tia laze đỏ cực mạnh để tạo ra hiện tượng quang điện ở kẽm được. Đó là vì tại mỗi thời điểm, mỗi êlectron ở kẽm chỉ có thế hấp thụ được một phôtôn. Phôtôn ánh sáng đỏ không đủ năng lượng để kích thích êlectron, nên êlectron ở kẽm không hấp thụ phôtôn này. Như vậy, các phôtôn ánh sáng đỏ tuần tự đến gặp một êlectron thì chúng hoàn toàn không bị hấp thụ.
Sachbaitap.com
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục