Cho đường tròn (O ; 2cm) và (O’ ; 3cm), OO’ = 6cm.
a) Hai đường tròn (O), (O’) có vị trí tương đối như thế nào đối với nhau?
b) Vẽ đường tròn (O’ ; 1cm) rồi kẻ tiếp tuyến OA với đường tròn đó ( A là tiếp điểm). Tia O’A cắt đường tròn (O’ ; 3cm) ở B. Kẻ bán kính OC của đường tròn (O) song song với O’B, B và C thuộc cùng một nửa mặt phẳng có bờ OO’. Chứng minh rằng BC là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (O ; 2cm) và (O’ ; 3cm).
c) Tính độ dài BC.
d) Gọi I là giao điểm của BC và OO’. Tính độ dài IO.
Giải:
a) Vì OO’ = 6 > 2 + 3 hay OO’ > R + R’ nên hai đường tròn (O) và (O’) ở ngoài nhau.
b) Xét tứ giác ABCO ta có:
AB // CO (gt) (1)
Mà: AB = O’B – O’A = 3 – 1 = 2 (cm)
Suy ra: AB = OC = 2 (cm) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: ABCO là hình bình hành.
Lại có: OA ⊥ O’A ( tính chất tiếp tuyến)
Suy ra: \(\widehat {OAO'} = 90^\circ \) hay \(\widehat {OAB} = 90^\circ \)
Tứ giác ABCO là hình chữ nhật
Suy ra: \(\widehat {OCB} = \widehat {ABC} = 90^\circ \)
Suy ra: BC ⊥ OC và BC ⊥ O’B
Vậy BC là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (O) và (O’).
c) Vì tứ giác ABCO là hình chữ nhật nên OA = BC
Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông OAO’, ta có:
OO’2 = OA2 + O’A2
⇒OA2 = OO’2 – O’A2 = 62 – 12 = 35
\(⇒ OA =\sqrt {35}(cm)\)
Vậy \(BC = \sqrt {35} (cm)\)
d) Trong tam giác O’BI có OC // O’B
Suy ra: \({{IO} \over {IO'}} = {{OC} \over {O'B}}\) (hệ quả định lí Ta-lét)
\(⇒{{IO} \over {IO' - IO}} = {{OC} \over {O'B - OC}} \Rightarrow {{IO} \over {O'O}} = {2 \over {3 - 2}} \Rightarrow {{IO} \over 6} = {2 \over 1}\)
Vậy \(OI = {{6.2} \over 1} = 12 (cm)\)
Sachbaitap.com
>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục