Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. a) Xác định độ tụ của kính mà người này phải đeo để có thể nhìn rõ một vật ở xa vô cùng không điều tiết. b) Khi đeo kính, người này có thể đọc được trang sách cách mắt gần nhất là 20 cm (mắt sát kính). Hỏi điểm cực cận của mắt cách mắt bao xa ? c) Để đọc được những dòng chữ nhỏ mà không phải điều tiết, người này bỏ kính ra và dùng một kính lúp có tiêu cự 5 cm đặt sát mắt. Khi đó phải đặt trang sách cách kính lúp bao nhiêu?
Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là f1 = l cm; f2 = 4 cm. Độ dài quang học của kính là = 15 cm. Người quan sát có điểm Cc cách mắt 20 cm và điểm Cv ở vô cực. a) Hỏi phải đặt vật trong khoảng nào trước kính (mắt đặt sát kính) ? b) Năng suất phân li của mắt người quan sát là ε = 1'. Tính khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm của vật mà người quan sát còn phân biệt được khi ngắm chừng ở vô cực.
Kính hiển vi có vật kính L1 tiêu cự f1 = 0,8 cm và thị kính L2 tiêu cự f2 = 2 cm. Khoảng cách giữa hai kính là l = 16 cm. a) Kính được ngắm chừng ở vô cực. Tính khoảng cách từ vật đến vật kính và số bội giác. Biết người quan sát có mắt bình thường với khoảng cực cận là OCc = 25 cm. b) Giữ nguyên vị trí vật và vật kính, ta dịch thị kính một khoảng nhỏ để thu được ảnh của vật trên màn đặt cách thị kính 30 cm. Tính độ dịch chuyển của thị kính, xác định chiều dịch chuyển. Tính số phóng đại ảnh.
Bài viết được xem nhiều nhất