Xem thêm: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1
Câu 1 trang 39, SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Cánh diều
Đánh dấu x vào ô trống ở cột thể loại hoặc kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 6, tập một:
Tên văn bản đã học |
Thể loại hoặc kiểu văn bản |
||||
Truyện |
Thơ |
Kí |
Văn bản nghị luận |
Văn bản thông tin |
|
1. Trong lòng mẹ |
|
|
|
|
|
2. Thánh Gióng |
|
|
|
|
|
3. À ơi tay mẹ |
|
|
|
|
|
4. Sự tích Hồ Gươm |
|
|
|
|
|
5. Thạch Sanh |
|
|
|
|
|
6. Về thăm mẹ |
|
|
|
|
|
7. Ca dao Việt Nam |
|
|
|
|
|
8. Thời thơ ấu của Hon – đa |
|
|
|
|
|
9. Đồng Tháp Mười mùa nước nổi |
|
|
|
|
|
10. Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ |
|
|
|
|
|
11. Vẻ đẹp của một bài ca dao |
|
|
|
|
|
12. Hồ Chí Minh và tuyên ngôn độc lập |
|
|
|
|
|
13. Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ |
|
|
|
|
|
14. Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước |
|
|
|
|
|
15. Giờ Trái Đất |
|
|
|
|
|
Lời giải:
Tên văn bản đã học |
Thể loại hoặc kiểu văn bản |
||||
Truyện |
Thơ |
Kí |
Văn bản nghị luận |
Văn bản thông tin |
|
1. Trong lòng mẹ |
|
|
x |
|
|
2. Thánh Gióng |
x |
|
|
|
|
3. À ơi tay mẹ |
|
x |
|
|
|
4. Sự tích Hồ Gươm |
x |
|
|
|
|
5. Thạch Sanh |
x |
|
|
|
|
6. Về thăm mẹ |
|
x |
|
|
|
7. Ca dao Việt Nam |
|
x |
|
|
|
8. Thời thơ ấu của Hon – đa |
|
|
x |
|
|
9. Đồng Tháp Mười mùa nước nổi |
|
|
x |
|
|
10. Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ |
|
|
|
x |
|
11. Vẻ đẹp của một bài ca dao |
|
|
|
x |
|
12. Hồ Chí Minh và tuyên ngôn độc lập |
|
|
|
|
x |
13. Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ |
|
|
|
|
x |
14. Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước |
|
|
|
x |
|
15. Giờ Trái Đất |
|
|
|
|
x |
Câu 2 trang 40, SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Cánh diều
Ghi tên văn bản đọc hiểu ở SGK ngữ văn 6, tập một đã nêu trong câu 1 vào các ô ở cột bên phải sao cho phù hợp với tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản ở cột bên trái trong bảng sau:
Tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản |
Tên văn bản (ghi theo số thứ tự ở câu 1) |
Truyền thuyết |
|
Cổ tích |
|
Thơ lục bát |
|
Hồi kí |
|
Du kí |
|
Văn bản nghị luận: Nghị luận văn học |
|
Văn bản thông tin, thuật lại sự kiện |
|
Lời giải:
Tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản |
Tên văn bản (ghi theo số thứ tự ở câu 1) |
Truyền thuyết |
4, 2 |
Cổ tích |
5 |
Thơ lục bát |
7, 3, 6 |
Hồi kí |
1, 8 |
Du kí |
9 |
Văn bản nghị luận: Nghị luận văn học |
10, 11, 14 |
Văn bản thông tin, thuật lại sự kiện |
12, 13, 15 |
Câu 3 trang 41, SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Cánh diều
Thống kê vào bảng sau những điểm cần chú ý về cách đọc truyện (truyền thuyết, cổ tích), thơ (lục bát) và kí (hồi kí, du kí):
Thể loại |
Những điểm lưu ý về cách đọc |
Truyện truyền thuyết |
|
Truyện cổ tích |
|
Thơ lục bát |
Chú ý cách ngắt nhịp, gieo vần, bằng trắc. |
Hồi kí |
|
Du kí |
|
Lời giải:
Bảng những điểm cần chú ý về cách đọc truyện (truyền thuyết, cổ tích), thơ (lục bát) và kí (hồi kí, du kí):
Thể loại |
Những điểm lưu ý về cách đọc |
Truyện truyền thuyết |
Đọc từ từ chậm rãi, đúng chấm phẩy. |
Truyện cổ tích |
Đọc từ từ chậm rãi, ngắt đúng chấm phẩy. |
Thơ lục bát |
Chú ý cách ngắt nhịp, gieo vần, bằng trắc. |
Hồi kí |
Giọng hồi tưởng về quá khứ, trôi theo cảm xúc nhân vật và mạch truyện. |
Du kí |
Giọng vui vẻ |
Câu 4 trang 41, SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Cánh diều
(Câu hỏi 4, SGK) Theo em, trong SGK Ngữ văn 6, tập một có những nội dung nào gần gũi và có tác dụng với đời sống hiện nay và với chính bản thân em? Hãy nêu lên một văn bản và làm sáng tỏ điều đó.
Lời giải:
Với chủ trương “mang cuộc sống vào bài học; đưa bài học vào cuộc sống”, các nội dung trong SGK Ngữ văn 6 đều nêu lên những vấn đề rất gần gũi trong cuộc sống hiện tại; nhất là phần Đọc hiểu văn bản. Các nội dung đọc hiểu đều gắn với cuộc sống. Ví dụ: truyền thuyết về những người anh hùng dân tộc (truyện Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm) kể về một thời xa xưa nhưng vẫn còn nguyên giá trị về lòng yêu nước, ý chí đánh giặc ngoại xâm, khát vọng và mong muốn hoà bình của dân tộc ta,... Hoặc những văn bản thơ (Bài 2) về đề tài người mẹ với những suy nghĩ, tình cảm gia đình sâu nặng, rất gần gũi với mỗi con người. Các văn bản thông tin (Bài 5) với các văn bản thuật lại một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc (Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”), hay thế giới (Giờ Trái Đất,...). Ý nghĩa của các sự kiện ấy rất gần gũi và vẫn thiết thực trong cuộc sống hôm nay.
Câu 5 trang 41, SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Cánh diều
Các nội dung học viết của mỗi bài liên quan như thế nào đến phần Đọc hiểu văn bản trong bài học đó? Chỉ ra cụ thể bằng một số ví dụ.
Lời giải:
Các nội dung đọc, viết, nói và nghe trong SGK Ngữ văn 6 gắn bó với nhau theo yêu cầu tích hợp. Những nội dung dạy và học ở phần Đọc hiểu sẽ được thực hành vận dụng ở phần Viết, Nói và nghe. Ví dụ, Bài 1 khi học đọc hiểu về truyền thuyết và cổ tích thì đến phần Viết, HS phải học cách viết bài văn kể lại một truyền thuyết và cổ tích. Đến Bài 3, khi đọc hiểu kí thì phần Viết sẽ yêu cầu HS viết bài văn kể lại một kỉ niệm. Kỉ niệm tức là chuyện xảy ra trong quá khứ; thực chất, đó cũng là một dạng viết hồi kí,... HS có thể dẫn thêm các ví dụ ở các bài học khác.
Câu 6 trang 41, SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Cánh diều
Thứ tự các bước |
Nhiệm vụ cụ thể |
Bước 1: Chuẩn bị |
Thu thập, lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết. |
|
|
|
|
|
|
Lời giải:
(Câu hỏi 6, SGK) Các bước tiến hành viết một văn bản và nhiệm vụ của mỗi bước.
Thứ tự các bước |
Nhiệm vụ cụ thể |
Bước 1: Chuẩn bị |
Thu thập, lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết. |
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý |
- Tìm các ý dự liệu sẽ đưa vào bài viết. - Sắp xếp các ý theo thứ tự và thêm thắt đầu đuôi để tạo lập dàn ý. |
Bước 3: Viết bài |
- Dùng giọng văn của bản thân viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh từ dàn ý đã chuẩn bị. |
Bước 4: kiểm tra và chỉnh sửa bài viết |
- Kiểm tra câu chữ diễn đạt đã chuẩn chỉ chưa. - Kiểm tra lỗi chính tả. |
* Tác dụng của thơ lục bát: gần gũi với đời sống của con người Việt Nam, giản dị, dễ đọc dễ thuộc.
* Tập viết bài văn kể về kỉ niệm của bản thân:
a. Chuẩn bị
- Xem lại bài viết kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô, bạn bè,... ở phần Viết.
- Dự kiến các phương tiện hỗ trợ tranh, ảnh, video,...) cho việc kể (nếu có).
b. Tìm ý và lập dàn ý
Dựa vào dàn ý đã làm ở phần Viết, có thể bổ sung hoặc thêm, bớt cho nội dung kể về kỉ niệm của bản thân.
c. Nói và nghe
- Dựa vào dàn ý và thực hiện việc kẻ lại truyện trước tổ hoặc lớp.
- Chú ý bảo đảm nội dung và cách kể để câu chuyện trở nên hấp dẫn.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
Nhớ lại, rút kinh nghiệm vẻ nội dung câu chuyện và cách kể chuyện:
- Người nói xem xét lại nội dung và cách nói của bản thân
- Người nghe nắm được nội dung mà người kể trình bày, tránh mắc lỗi khi nghe.
e. Bài tham khảo
Với cuộc đời mỗi con người, quãng đời học sinh đều tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng đời quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường Tiểu học đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất trong những ngày đầu tới trường của tôi.
Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc trước lớp hay tiếng cười nói hồn nhiên, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng cho chúng tôi chơi đùa. Tôi yêu lắm rân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm đẹp của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo mừng như ngày tôi vào lớp Một, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyên chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoắt hơn bốn năm đã trôi qua, giờ tôi là học sinh lớp chín….Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh trung học, để tôi được sống mãi dưới mái trường này!
Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho chúng tôi những bài học bổ ích. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người. Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời, luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ đến ánh mắt trìu mến của thầy cô hay là những nụ cười của bạn bè tôi lại thấy lòng mình ấm áp hơn. Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã. Ngày khai trường, ngày hai mươi tháng mười một…. những ngày tháng tuyệt vời ấy lần lượt trôi đi để lại trong tôi những nuối tiếc. Chỉ còn hai tháng nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới… liệu những tháng ngày đẹp đẽ kéo dài được bao lâu?
Thời gian trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không trở lại. Nhưng có một thứ mãi mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường Tiểu học mến yêu của tôi.
Nhiều nội dung tiếng Việt được học gắn với đọc hiểu văn bản. Ví dụ: trong bài thơ " Về thăm mẹ", hình ảnh ẩn dụ chiếc nón mê và áo tơi thể hiện cuộc sống vất vả, lam lũ của người mẹ.
(Câu 9, SGK) Liệt kê tên các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ văn 6, tập một theo mẫu sau:
Bài 1: Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)
Lời giải:
Bài 1: Từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy)
Bài 2: Phép tu từ Ẩn dụ, từ láy
Bài 3: Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ, từ mượn
Bài 4: Thành ngữ
Bài 5: Trạng ngữ
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục