Xem thêm: Bài 5: Văn bản thông tin (Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian)
Câu 1 trang 34, SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Cánh diều
(Câu hỏi 2, SGK) Nội dung sa pô có liên quan gì đến nhan đề của văn bản?
Lời giải:
Nội dung sapô có chính là nhan đề của văn bản.
=> Nêu ý nghĩa, nhấn mạnh kết quả của quá trình diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ – nhan đề của văn bản.
Câu 2 trang 34, SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Cánh diều
Trong văn bản có mấy bức ảnh? Tác dụng của việc đưa các bức ảnh này vào văn bản là gì?
Lời giải:
Trong văn bản có ba bức ảnh. Mỗi bức ảnh minh họa cho thông tin ở mỗi đợt tiến công tương ứng và giúp cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Câu 3 trang 34, SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Cánh diều
(Câu hỏi 3, SGK) Văn bản cung cấp những thông tin cụ thể nào? Cách trình bày các thông tin ấy giống nhau ở chỗ nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày ấy (màu sắc, hình ảnh, cỡ chữ, các kí hiệu,...)?
Lời giải:
- Văn bản cung cấp những thông tin cụ thể về chiến thắng của chiến dịch điện bên phủ 1953-1954: thời gian, địa điểm, tương quan lực lượng giữa ta và địch.
- Cách thức trình bày các thông tin ấy giống nhau ở chỗ là ngắn gọn theo trình tự thời gian, có hình ảnh minh họa đi kèm, nêu những nét chính, tiêu biểu.
- Nhận xét: Màu sắc dễ dàng phân biệt từng phần, không trùng lặp; kí hiệu đồng nhất, người đọc dễ quan sát; hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung của từng đợt tiến công; cỡ chữ vừa phải dễ đọc, khiến người đọc dễ nắm bắt, ghi nhớ được nội dung quan trọng. Bố cục hợp lí, sắp xếp từ trên xuống dưới theo trình tự thời gian của các đợt.
Câu 4 trang 34, SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Cánh diều
Trong các câu dưới đây, câu nào không mở rộng vị ngữ?
A. Đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất.
B. Quân địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần cao độ.
C. Quân ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
D. Ngày 7-5-1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.
Lời giải:
Đáp án D
Câu 5 trang 34, SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Cánh diều
(Câu hỏi 5, SGK) Cách trình bày thông tin của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ có gì khác so với văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”?
Lời giải:
Cách trình bày thông tin của hai văn bản:
- Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: sử dụng hình thức đồ hoạ thông tin với nhiều hình ảnh, kí hiệu để chuyển tải thông tin; ngôn từ ít, cô đọng; ngôn ngữ và hình ảnh, kí hiệu bổ sung thông tin cho nhau; thích hợp với mục đích giới thiệu về Chiến dịch Điện Biên Phủ một cách nhanh chóng, rõ ràng, ngắn gọn nhưng đầy đủ.
- Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”: được trình bày theo lối truyền thống – chủ yếu sử dụng chữ viết, theo lối tường thuật; thích hợp với - một bài báo thuật lại sự kiện lịch sử.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục