Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải Toán 4 Chân trời sáng tạo trang 47 tập 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 47 SGK Toán 4 tập 2 Chân trời sáng tạo - Bài 62: Em làm được những gì. Trong mỗi hình dưới đây, một số hình vẽ đã được tô màu.

Bài 1 trang 47 SGK Toán 4 tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo

Số?

Lời giải

Bài 2 trang 47 SGK Toán 4 tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo

Rút gọn các phân số.

Lời giải

a)  \(\frac{35}{{60}}\) = \(\frac{35:5}{{60:5}}  = \frac{7}{{12}}\)

b)  \(\frac{14}{{18}}\) =  \(\frac{14:2}{{18:2}} = \frac{7}{{9}}\)

c) \(\frac{15}{{48}}\) = \(\frac{15:3}{{48:3}}  = \frac{5}{{16}}\)

d) \(\frac{27}{{18}}\) =  \(\frac{27:9}{{18:9}} = \frac{3}{{2}}\)

e)  \(\frac{90}{{70}}\) =  \(\frac{90:10}{{70:10}} =\frac{9}{{7}}\)

Bài 3 trang 47 SGK Toán 4 tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo

Viết phân số tối giản chỉ phần tô màu trong mỗi hình.

Lời giải

a) Đã tô màu  \(\frac{3}{{12}}\) hình a. Vậy phân số tối giản chỉ phần tô màu là  \(\frac{1}{{4}}\)

b) Đã tô màu   \(\frac{4}{{12}}\) hình b. Vậy phân số tối giản chỉ phần tô màu là  \(\frac{1}{{3}}\)

c) Đã tô màu  \(\frac{6}{{12}}\) hình c. Vậy phân số tối giản chỉ phần tô màu là  \(\frac{1}{{2}}\)

d) Đã tô màu  \(\frac{8}{{12}}\) hình d. Vậy phân số tối giản chỉ phần tô màu là  \(\frac{2}{{3}}\)

e) Đã tô màu \(\frac{9}{{12}}\) hình e. Vậy phân số tối giản chỉ phần tô màu là  \(\frac{3}{{4}}\)

Bài 3 trang 47 SGK Toán 4 tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo

Trong mỗi hình dưới đây, một số hình vẽ đã được tô màu:

a) Viết phân số chỉ phần đã tô màu ở mỗi hình.

b) Rút gọn các phân số đó

Lời giải

a) Phân số chỉ phần đã tô màu ở mỗi hình là:

b) Rút gọn phân số:

Bài 4 trang 47 SGK Toán 4 tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo

Viết phân số có tử số là số tự nhiên lớn nhất có một chữ số, mẫu số là số tự nhiên bé nhất có hai chữ số. Phân số này có là phân số tối giản không? Tại sao?

Lời giải

Số tự nhiên lớn nhất có một chữ số là 9

Số tự nhiên bé nhất có hai chữ số là 10

Vậy phân số cần tìm là  \(\frac{9}{{10}}\)

Phân số này có là phân số tối giản vì tử số và mẫu số không cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.

Bài 5 trang 47 SGK Toán 4 tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo

Các phân số sau có bằng nhau không? Tại sao?

 \(\frac{4}{{6}}\) ;   \(\frac{8}{{12}}\) ;   \(\frac{10}{{15}}\) ;   \(\frac{14}{{21}}\)

Lời giải

 \(\frac{4}{{6}}\) = \(\frac{4:2}{{6:2}} = \frac{2}{{3}}\)    \(\frac{8}{{12}}\)  =  \(\frac{8:4}{{12:4}}  = \frac{2}{{3}}\) 

 \(\frac{10}{{15}}\) = \(\frac{10:5}{{15:5}} =  \frac{2}{{3}}\)  ;  \(\frac{14}{{21}}\)  = \(\frac{14:7}{{21:7}}=  \frac{2}{{3}}\) 

Vậy các phân số đã cho bằng nhau.

Thử thách

Trong hình vẽ dưới đây, từ lúc 8 giờ, kim phút mỗi đồng hồ đã di chuyển trong khoảng thời gian bằng mấy phần của một giờ?

Lời giải

Hình A: Từ 8 giờ đến 8 giờ 15, kim phút di chuyển trong 15 phút.

Vậy kim phút đã di chuyển trong \(\frac{15}{{60}}\) = \(\frac{1}{{4}}\) giờ.

Hình B: Từ 8 giờ đến 8 giờ 30 phút, kim phút đã di chuyển trong 30 phút

Vậy kim phút đã di chuyển trong \(\frac{30}{{60}}\) =\(\frac{1}{{2}}\) giờ

Hình C: Từ 8 giờ đến 8 giờ 45 phút, kim phút đã di chuyển trong 45 phút

Vậy kim phút đã di chuyển trong \(\frac{45}{{60}}\) = \(\frac{3}{{4}}\) giờ

Hình D: Từ 8 giờ đến 9 giờ, kim phút đã di chuyển trong 60 phút

Vậy kim phút đã di chuyển trong \(\frac{5}{{12}}\) = 1 giờ

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan