Bài 8.1 trang 50 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức
Minh lấy ngẫu nhiên một viên bi trong một túi đựng 5 viên bi trắng và 5 viên bi đen có cùng kích thước. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên?
A: “ Minh lấy được viên bi màu trắng”
B: “ Minh lấy được viên bi màu đen”
C: “ Minh lấy được viên bi màu trắng hoặc màu đen”
D: “ Minh lấy được viên bi màu đỏ”
Phương pháp:
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra
Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không
Lời giải:
A: "Minh lấy được viên bi màu trắng”. -> Biến cố ngẫu nhiên.
B: “Minh lấy được viên bi màu đen”. -> Biến cố ngẫu nhiên.
C: "Minh lấy được viên bi màu trắng hoặc màu đen". -> Biến cố chắc chắn.
D: “Minh lấy được viên bi màu đỏ”. -> Biến cố không thể.
Bài 8.2 trang 50 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức
Có hai chiếc hộp, mỗi hộp đựng 6 tấm thẻ ghi các số 1;2;3;4;5;6. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ mỗi hộp. Thay dấu “?” bằng các từ thích hợp trong các từ sau: ngẫu nhiên, chắc chắn, không thể.
Phương pháp:
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra
Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không
Lời giải:
Biến cố |
Loại biến cố |
Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bé hơn 3 |
Ngẫu nhiên |
Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ bằng 7 |
Ngẫu nhiên |
Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ lớn hơn 1 |
Chắc chắn |
Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bằng 6 |
Không thể |
Bài 8.3 trang 50 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức
Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2;3;5;6;7;8;10}. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên?
A: “ Số được chọn là số nguyên tố”
B: “ Số được chọn là số bé hơn 11”
C: “ Số được chọn là số chính phương”
D: “ Số được chọn là số chẵn”
E: “ Số được chọn là số lớn hơn 1”
Phương pháp:
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra
Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không
Chú ý: Số chính phương là bình phương của một số tự nhiên
Lời giải:
A: “Số được chọn là số nguyên tố". -> Biến cố ngẫu nhiên.
B: "Số được chọn là số bé hơn 11”. -> Biến cố chắc chắn.
C: "Số được chọn là số chính phương”. -> Biến cố không thể.
D: "Số được chọn là số chẵn”. -> Biến cố ngẫu nhiên.
E: “Số được chọn là số lớn hơn 1”. -> Biến cố chắc chắn.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục