Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải Toán 7 trang 83 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài 9.31, 9.32, 9.33, 9.34, 9.35 trang 81 SGK Toán lớp 7 kết nối tri thức tập 2. Bài 9.33. Có một mảnh tôn hình tròn cần đục lỗ ở tâm. Làm thế nào để xác định được tâm của mảnh tôn đó?

Bài 9.31 trang 83 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức

Chứng minh rằng tam giác có đường trung tuyến và đường cao xuất phát từ cùng một đỉnh trùng nhau là một tam giác cân.

Phương pháp:

-Chứng minh \(\Delta ABD = \Delta ACD\left( {c - g - c} \right)\)

Lời giải:

Từ A kẻ đường thẳng m vuông góc với BC tại trung điểm D của BC

=> AD là đường trung tuyến của BC

Ta có  ∆ ADB và  ∆ ADC đều vuông tại D

Xét  ∆ ADB và  ∆ ADC , ta có

    AD chung 

    DB = DC ( D là trung điểm của BC)

    ∆ ADB và  ∆ ADC đều vuông tại D

=>  ∆ ADB =  ∆ ADC

=> AB= AC

=> ∆ ABC cân tại A

Bài 9.32 trang 83 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức

Cho ba điểm phân biệt thẳng hàng A, B, C. Gọi d là đường thẳng vuông góc với AB tại A. Với điểm M thuộc d, M khác A, vẽ đường thẳng CM. Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với đường thẳng CM, cắt d tại N. Chứng minh đường thẳng BM vuông góc với đường thẳng CN.

Phương pháp:

Ba đường cao trong tam giác đồng quy tại một điểm.

Lời giải:

Ta có: BN ⊥ CM, CA ⊥ MN. CA và BN căt nhau tại B

=> B là trực tâm của ∆ MNC

=> MB ⊥ CN

Bài 9.33 trang 83 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức

Có một mảnh tôn hình tròn cần đục lỗ ở tâm. Làm thế nào để xác định được tâm của mảnh tôn đó?

Phương pháp:

-Lấy ba điểm phân biệt A, B, C trên đường viền ngoài mảnh tôn.

- Xác định giao của các đường trung trực.

Lời giải:

Lấy ba điểm phân biệt A, B, C trên đường viền ngoài mảnh tôn.

Vẽ đường trung trực cạnh AB và cạnh BC. Hai đường trung trực này cắt nhau tại D. Khi đó D là tâm cần xác định.

Bài 9.34 trang 83 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức

Cho tam giác ABC. Kẻ tia phân giác At của góc tạo bởi tia AB và tia đối của AC. Chứng minh rằng nếu đường thẳng chứa tia At song song với đường thẳng BC thì tam giác ABC cân tại A.

Phương pháp:

\(At\parallel BC\)

\(\widehat {ABC} = \widehat {BAt}\)(Hai góc sole trong)

\(\widehat {ACB} = \widehat {MAt}\)(Hai góc đồng vị)

Lời giải:

Bài 9.35 trang 83 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức

Kí hiệu \({S_{ABC}}\) là diện tích tam giác ABC. Gọi G là trọng tâm tam giác ABC, M là trung điểm BC.

a) Chứng minh \({S_{GBC}} = \dfrac{1}{3}{S_{ABC}}\)

Gợi ý: Sử dụng \(GM = \dfrac{1}{3}AM\) để chứng minh \({S_{GMB}} = \dfrac{1}{3}{S_{ABM}},{S_{GCM}} = \dfrac{1}{3}{S_{ACM}}\).

b) Chứng minh \({S_{GCA}} = {S_{GAB}} = \dfrac{1}{3}{S_{ABC}}\).

Phương pháp:

a)

Kẻ  \(BP \bot AM\), \(CN \bot AM\)

Sử dụng \(GM = \dfrac{1}{3}AM\) để chứng minh \({S_{GMB}} = \dfrac{1}{3}{S_{ABM}},{S_{GCM}} = \dfrac{1}{3}{S_{ACM}}\).

b)

-Chứng minh \({S_{GAB}} = {S_{GAC}}\)

-Sử dụng \({S_{ABC}} = {S_{GAB}} + {S_{GAC}} + {S_{GBC}}\)

Lời giải:

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan