Bài 4.29 trang 86 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
Cho Hình 4.73. Hãy tính các độ dài a, b và số đo x, y của các góc trên hình vẽ.
Phương pháp:
Áp dụng tổng ba góc trong một tam giác bằng 180 độ để tìm x,y.
Chứng minh 2 tam giác bằng nhau để tìm a,b.
Lời giải:
Xét tam giác ABC có:
\(\begin{array}{l}\widehat {BAC} + \widehat {ABC} + \widehat C = {180^o}\\ \Rightarrow {45^o} + y + {75^o} = {180^o}\\ \Rightarrow y = {60^o}\end{array}\)
Xét tam giác ABD có:
\(\begin{array}{l}\widehat {DAB} + \widehat {DBA} + \widehat D = {180^o}\\ \Rightarrow x + {60^o} + {75^o} = {180^o}\\ \Rightarrow x = {45^o}\end{array}\)
Xét 2 tam giác ABC và ADB có:
\(\widehat {DAB} = \widehat {CAB} = {45^o}\)
AB chung
\(\widehat D = \widehat C = {75^o}\)
=>\(\Delta ABC = \Delta ADB\)(g.c.g)
=>BC=BD ( 2 cạnh tương ứng), mà BD = 3,3 cm =>a= BC= 3,3cm
AC=AD ( 2 cạnh tương ứng), mà AC = 4 cm =>b = AD = 4cm
Bài 4.30 trang 86 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
Cho góc xOy. Trên tia Ox lấy hai điểm A, M; trên tia Oy lấy hai điểm B, N sao cho OA = OB, OM =ON, OA > OM.
Chứng minh rằng:
a) \(\Delta \)OAN = \(\Delta \)OBM;
b) \(\Delta \)AMN = \(\Delta \)BNM.
Phương pháp:
Chứng minh 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh-góc-cạnh.
Lời giải:
a)
b)
Do ΔOAN=ΔOBM">ΔOAN=ΔOBM nên AN = BM (2 cạnh tương ứng).
Có BN = OB – ON, AM = OA – OM.
Mà OB = OA, ON = OM nên BN = AM.
Xét hai tam giác AMN và BNM có:
AM = BN (chứng minh trên).
MN chung.
AN = BM (chứng minh trên).
Vậy ΔAMN=ΔBNM">ΔAMN=ΔBNM (c – c – c).
Bài 4.31 trang 86 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
Cho Hình 4.74, biết OA = OB, OC = OD. Chứng minh rằng:
a) AC = BD;
b) \(\Delta \)ACD = \(\Delta \)BDC.
Phương pháp:
a) Chứng minh 2 tam giác ACD và BDC bằng nhau.
b) Chỉ ra 3 cạnh của hai tam giác đó bằng nhau
Lời giải:
Bài 4.32 trang 86 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
Cho tam giác MBC vuông tại M có \(\widehat B\) = 60°. Gọi A là điểm nằm trên tia đối của tia MB sao cho MA = MB. Chứng minh rằng tam giác ABC là tam giác đều.
Phương pháp:
Chứng minh tam giác ABC cân tại C và có 1 góc bằng 60 độ.
Lời giải:
Xét hai tam giác AMC vuông tại M và BMC vuông tại M có:
AM = BM (theo giả thiết).
MC chung.
Do đó ΔAMC=ΔBMC">ΔAMC=ΔBMCΔAMC=ΔBMC (2 cạnh góc vuông).
Khi đó AC = BC (2 cạnh tương ứng).
Tam giác ABC có AC = BC nên tam giác ABC cân tại C.
Tam giác ABC cân tại C lại có nên tam giác ABC là tam giác đều.
Vậy tam giác ABC là tam giác đều.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục