Câu 1 trang 94 - Văn 8 Tập 2
Câu hỏi:
Hãy tìm những chi tiết trong bài Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ vừa nghiêm khác vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền.
Trả lời:
- Những chi tiết thể hiện thái độ nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn: Nay các ngươi nhìn chủ mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, ..., đau xót biết chừng nào!
- Những chi tiết thể hiện thái độ khoan dung của Trần Quốc Tuấn: Nếu các ngươi biết chuyên tập sách theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ, ... Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.
Câu 2 trang 94 - Văn 8 Tập 2
Câu hỏi:
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng.
- Vâng! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
Nói xong lão lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:
- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
- Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác.
(Nam Cao, Lão Hạc)
Câu hỏi:
a) Dựa vào đoạn trích và những điều em biết về truyện Lão Hạc, hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên.
b) Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật và lợi miêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc?
c) Những chi tiết nào trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão Hạc đối với ông giáo? Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc?
Trả lời:
a. Vai xã hội:
+ Lão Hạc: địa vị thấp nhưng tuổi tác cao hơn ông giáo
+ Ông giáo: địa vị xã hội cao nhưng tuổi ít hơn lão Hạc.
b.
Trong cử chỉ: Ông giáo nói với Lão Hạc những lời lẽ ôn tồn, thân mật nắm lấy vai lão, mời lão hút thuốc, uống nước, ăn khoai.
Trong lời lẽ:
- Gọi "cụ" xưng hô gộp: "ông – con mình". → thể hiện sự tôn kính người già.
- Xưng là "tôi" → thể hiện quan hệ bình đẳng.
c.
- Lão Hạc gọi người xưng hô với mình là ông giáo, thể hiện sự quý trọng với người có học:
+ Ông giáo dạy phải!
+ Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác.
- Lão Hạc cũng dùng các từ như: chúng mình, nói đùa thế,... những từ này thể hiện sự giản dị và thân tình trong mối quan hệ giữa lão Hạc và ông giáo.
- Đoạn trích này cũng đồng thời cho thấy tâm trạng buồn và sự giữ ý của lão lúc này. Các chi tiết chứng tỏ điều đó như: lão chỉ cười đưa đà, cười gượng; lão thoái thác việc ăn khoai, không tiếp tục ở lại uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo. Những chi tiết này rất phù hợp với tâm trạng day dứt của lão Hạc sau khi lão bán chó.
Câu 3 trang 95 - Văn 8 Tập 2
Câu hỏi:
Hãy thuật lại một cuộc trò chuyện mà em đã được đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia. Phân tích vai trò xã hội của những người tham gia cuộc thoại, cách đối xử của họ với nhau thể hiện qua lời thoại và cử chỉ, thái độ kèm theo lời.
Trả lời:
Long: Em chào cô ạ!
Cô giáo: Cô chào Long. Long gặp cô có việc gì à?.
Long: Cô ơi, em thấy cuốn sổ này của cô để quên trên bàn giáo viên. Em gửi lại cô ạ.
Nói rồi Long dùng hai tay đưa cuốn sổ cho cô giáo. Cô mìm cười nhận lấy sổ rồi xoa đầu Long.
- Cảm ơn Long nhé! Em ngoan lắm.
=> Phân tích: vai xã hội: Trên dưới (giáo viên - học sinh)
+ Học sinh: lễ phép, đưa hai tay, trong lời nói luôn có “ạ” -> Lễ phép, kính trọng giáo viên
+ Giáo viên: mỉm cười, xoa đầu, khen ngợi -> thân tình.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục