Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (tiếp theo) ngắn nhất Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống SGK Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất. Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

Đề bài: Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

Bài viết tham khảo

Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bởi đường đời có lắm chông gai chứ không bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc nhất là những công việc khó khăn, to lớn thì chắc chắn ta sẽ thất bại mà thôi.

Để nhắc nhở chúng ta bài học rèn luyện ý chí và lòng quyết tâm, ông bà ta xưa có dạy: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Đọc câu tục ngữ, hình ảnh hiện ra trước mắt ta là những cuộn sóng to giữa một dòng sòng rông lớn mênh mông mà trên dòng sông đó một chiếc thuyền bé nhỏ đơn độc đang chơi vơi. Quả nhiên trước “sóng cả” này ai không lo sợ, không ngại cho số phận con thuyền, cho những người trong thuyền ây. Thường thì những làn sóng to này là nguyên nhân gây ra chết chóc, gây ra tai họa cho con người. Nhưng cũng không hẳn là thế. Bởi lẽ con người có thể chinh phục được thiên nhiên thì cũng có thể vượt được “sóng cả” này. Nếu người lái thuyền vẫn vững tay lái, tay chèo, bình tĩnh đối phó với mọi tình hình, qụyết tâm chèo để vượt qua cơn sóng cả ta tin chắc rằng con người sẽ chiến thắng. Ở đây “sóng cả" là muốn đề cập đến những việc lớn lao, khó khăn gian khổ. Đứng trước những trở ngại này ta đìtng vội nản lòng ngã chí, đừng vội “ngã tay chèo” mà phải vũng lòng, quyết tâm thì sẽ vượt qua, đi đến thắng lợi.

Câu tục ngữ là một bài học giáo dục về ý chí, nghị lực của ông cha ta từ ngàn xưa nhằm dạy dỗ lớp con cháu sau này. Lời dạy trên là phương châm cho mọi hành động của chúng ta, nó nhắc nhở ta phải luôn đề cao tinh thăn vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm của mình – ta không quên “có chí thì nên”.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan