Xem thêm: CHƯƠNG V: ÔN TẬP
Bài 1 trang 148 SGK Toán lớp 5
Câu hỏi:
a) Viết phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình dưới đây:
b) Viết hỗn số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình dưới đây:
Phương pháp:
Quan sát hình vẽ để viết phân số hoặc hỗn số tương ứng của mỗi hình.
Lời giải:
a) Hình 1 : \( \displaystyle{3 \over 4}\) Hình 2 : \( \displaystyle{2 \over 5}\)
Hình 3 : \( \displaystyle{5 \over 8}\) Hình 4 : \( \displaystyle{3 \over 8}\)
b) Hình 1 : \( \displaystyle1{1 \over 4}\) Hình 2 : \( \displaystyle2{3 \over 4}\)
Hình 3 : \( \displaystyle3{2 \over 3}\) Hình 4 : \( \displaystyle4{1 \over 2}\)
Bài 2 trang 148 SGK Toán lớp 5
Câu hỏi:
Rút gọn các phân số:
\(\dfrac{3}{6}\); \(\dfrac{18}{24}\); \(\dfrac{5}{35}\); \(\dfrac{40}{90}\); \(\dfrac{75}{30}\).
Phương pháp:
Khi rút gọn phân số có thể làm như sau:
- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.
- Chia tử số và mẫu số cho số đó.
Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.
Lời giải:
\(\dfrac{3}{6}= \dfrac{3:3}{6:3}= \dfrac{1}{2}\); \(\dfrac{18}{24} = \dfrac{18:6}{24:6} = \dfrac{3}{4}\);
\(\dfrac{5}{35}= \dfrac{5:5}{35:5} = \dfrac{1}{7}\); \(\dfrac{40}{90} = \dfrac{40:10}{90:10}= \dfrac{4}{9}\);
\(\dfrac{75}{30} = \dfrac{75:15}{30:15} = \dfrac{5}{2}\).
Bài 3 trang 149 SGK Toán lớp 5
Câu hỏi:
Quy đồng mẫu số các phân số:
a) \(\dfrac{3}{4}\) và \(\dfrac{2}{5}\);
b) \(\dfrac{5}{12}\) và \(\dfrac{11}{36}\);
c) \(\dfrac{2}{3}\), \(\dfrac{3}{4}\) và \(\dfrac{4}{5}\).
Phương pháp:
Khi quy đồng mẫu số hai phân số có thể làm như sau:
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.
Lời giải:
Bài 4 trang 149 SGK Toán lớp 5
Câu hỏi:
Điền dấu thích hợp \((>;\; <;\;=)\) vào chỗ chấm:
\(\dfrac{7}{12}....\dfrac{5}{12}\) \(\dfrac{2}{5}.....\dfrac{6}{15}\) \(\dfrac{7}{10}....\dfrac{7}{9}\).
Phương pháp:
Áp dụng các quy tắc so sánh phân số:
- Nếu hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn và ngược lại.
- Nếu hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn và ngược lại.
- Nếu hai phân số không cùng mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số rồi so sánh hai phân số sau khi quy đồng.
Lời giải:
Bài 5 trang 149 SGK Toán lớp 5
Câu hỏi:
Viết phân số thích hợp vào vạch giữa \( \dfrac {1}{3}\) và \( \dfrac {2}{3}\) trên tia số:
Phương pháp:
Quy đồng hai phân số \( \dfrac {1}{3}\) và \( \dfrac {2}{3}\) với mẫu số chung là \(6\) rồi tìm phân số ở giữa hai phân số đó.
Lời giải:
Ta có: \( \dfrac {1}{3} = \dfrac {2}{6}\) ; \( \dfrac {2}{3} = \dfrac {4}{6}\).
Mà: \( \dfrac {2}{6} < \dfrac{3}{6}< \dfrac {4}{6}\)
Ta điền như sau:
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục