Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của các hàm số sau:
a) f(x) = -3x2 + 4x – 8 trên đoạn [0; 1]
b) f(x) = x3 + 3x2 – 9x – 7 trên đoạn [-4; 3]
c) \(f(x) = \sqrt {25 - {x^2}} \) trên đoạn [-4; 4]
d) f(x) = |x2 – 3x + 2| trên đoạn [-10; 10]
e) \(f(x) = {1 \over {\sin x}}\) trên đoạn \({\rm{[}}{\pi \over 3};{{5\pi } \over 6}{\rm{]}}\)
g) \(f(x) = 2\sin x + \sin 2x\) trên đoạn \({\rm{[}}0;{{3\pi } \over 2}{\rm{]}}\)
Hướng dẫn làm bài:
a) f(x) = -3x2 + 4x – 8 trên đoạn [0; 1]
\(\eqalign{
& f'(x) = - 6x + 4,f'(x) = 0 < = > x = {2 \over 3} \cr
& f({2 \over 3}) = - {{20} \over 3},f(0) = - 8;f(1) = - 7 \cr} \)
Vậy \(\mathop {\min }\limits_{{\rm{[}}0;1]} f(x) = - 8;\mathop {\max }\limits_{{\rm{[}}0;1]} f(x) = - {{20} \over 3}\)
b) f(x) = x3 + 3x2 – 9x – 7 trên đoạn [-4; 3]
\(f'(x) = 3{x^2} + 6x - 9\)
\(f'(x) = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 1 \hfill \cr
x = - 3 \hfill \cr} \right.\)
Hàm số đạt cực đại tại x = -3, đạt cực tiểu tại x = 1 và fCĐ = f(-3) = 20; fCT = f(1) = -12 ;
f(-4) = 13 ; f(3) = 20.
Vậy \(\mathop {\min }\limits_{{\rm{[}} - 4;3]} f(x) = - 12;\mathop {\max }\limits_{{\rm{[}} - 4;3]} f(x) = 20\)
c) \(f(x) = \sqrt {25 - {x^2}} \) trên đoạn [-4; 4]
\(f'(x) = {{ - x} \over {\sqrt {25 - {x^2}} }};f'(x) > 0\) trên khoảng (-4; 0) và
f’(x) < 0 trên khoảng (0; 4).
Hàm số đạt cực đại tại x = 0 và fCĐ = 5
Mặt khác, ta có f(-4) = f(4) = 3
Vậy \(\mathop {\min }\limits_{{\rm{[}} - 4;4]} f(x) = 3;\mathop {\max }\limits_{{\rm{[}} - 4;4]} f(x) = 5\)
d) \(f(x) = |{x^2} - 3x + 2|\) trên đoạn [-10; 10]
Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số g(x) = x2 – 3x + 2.
Ta có:
\(g'(x) = 2x - 3;g'(x) = 0 < = > x = {3 \over 2}\)
Bảng biến thiên:
Vì
\(f(x) = \left\{ \matrix{
g(x),{x^2} - 3x + 2 \ge 0 \hfill \cr
- g(x),{x^2} - 3x + 2 < 0 \hfill \cr} \right.\)
nên ta có đồ thị f(x) như sau:
Từ đồ thị suy ra: \(\mathop {\min }\limits_{{\rm{[}} - 10;10]} f(x) = f(1) = f(2) = 0;\mathop {\max }\limits_{{\rm{[}} - 10;10]} f(x) = f( - 10) = 132\)
e) \(f(x) = {1 \over {\sin x}}\) trên đoạn \({\rm{[}}{\pi \over 3};{{5\pi } \over 6}{\rm{]}}\)
\(f'(x) = - {{\cos x} \over {{{\sin }^2}x}},f'(x) < 0\) nên và f’(x) > 0 trên \(({\pi \over 2};{{5\pi } \over 6}{\rm{]}}\) nên hàm số đạt cực tiểu tại \(x = {\pi \over 2}\) và \({f_{CT}} = f({\pi \over 2}) = 1\)
Mặt khác, \(f({\pi \over 3}) = {2 \over {\sqrt 3 }},f({{5\pi } \over 6}) = 2\)
Vậy \(\mathop {\min }\limits_{{\rm{[}}{\pi \over 3};{{5\pi } \over 6}]} f(x) = 1;\mathop {\max }\limits_{{\rm{[}}{\pi \over 3};{{5\pi } \over 6}]} f(x) = 2\)
g) \(f(x) = 2\sin x + \sin 2x\) trên đoạn \({\rm{[}}0;{{3\pi } \over 2}{\rm{]}}\)
\(f'(x) = 2\cos x + 2\cos 2x = 4\cos {x \over 2}\cos {{3x} \over 2}\)
\(f'(x) = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
\cos {x \over 2} = 0 \hfill \cr
\cos {{3x} \over 2} = 0 \hfill \cr} \right. \Rightarrow \left[ \matrix{
x = \pi \hfill \cr
x = {\pi \over 3} \hfill \cr} \right.\)
Ta có: \(f(0) = 0,f({\pi \over 3}) = {{3\sqrt 3 } \over 2},f(\pi ) = 0,f({{3\pi } \over 2}) = - 2\)
Từ đó ta có : \(\mathop {\min }\limits_{{\rm{[}}0;{{3\pi } \over 2}]} f(x) = - 2;\mathop {\max }\limits_{{\rm{[}}0;{{3\pi } \over 2}]} f(x) = {{3\sqrt 3 } \over 2}\).
Sachbaitap.com
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục