19-20.3. Câu nào dưới đây nói về lực từ là không đúng ?
A. Lực từ tương tác giữa hai thanh nam châm có các cực cùng tên đặt thẳng hàng đối diện sát nhau là các lực đẩy cùng phương ngược chiều.
B. Lực từ tương tác giữa hai dây dẫn thẳng song song đặt gần nhau có dòng điện không đổi cùng chiều chạy qua là các lực đẩy vuông góc với hai dây.
C. Lực từ do nam châm tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua có thể là lực đẩy hoặc hút tuỳ thuộc chiều dòng điện và chiều từ trường.
D. Lực từ tác dụng lên hai dây dẫn thẳng song song đặt gần nhau có dòng điện không đổi ngược chiều chạy qua là các lực đẩy vuông góc với hai dây.
Trả lời:
Đáp án B
19-20.4. Câu nào dưới đây nói về cảm ứng từ là không đúng ?
A. Cảm ứng từ là một đại lượng vật lí đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực tại mỗi điểm trong từ trường.
B. Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường được biểu diễn bằng một vectơ trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
C. Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường có độ lớn tí lệ với lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng đặt vuông góc với hướng của từ trường tại điểm đó, tí lệ với cường độ dòng điện và độ dài của đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua.
D. Trong hệ đơn vị quốc tế SI, cảm ứng từ được đo bằng đơn vị tesla (T).
Trả lời:
Đáp án C
19-20.5. Trong miền nào giữa hai dây dẫn thẳng đặt vuông góc với nhau trong cùng một mặt phảng thẳng đứng và có các dòng điện không đổi I1, I2 chạy qua như Hình 19-20.1 sẽ tạo ra các từ trường cùng hướng ?
A. 1 và 3. B. 1 và 4.
C. 2 và 3. D. 1 và 2.
Trả lời:
Đáp án A
19-20.6. Tại điểm nào có kí hiệu không đúng với chiều của từ trường tạo bởi dòng điện không đổi I chạy trong một vòng dây dẵn hình tròn nằm trên mặt phẳng Hình 19-20.2 ?
A. Điểm 1. B. Điểm 2.
C. Điểm 3. D. Điểm 4.
Trả lời:
Đáp án C
Sachbaitap.com
>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục