Bài 20 trang 12 SGK Toán lớp 8 tập 1
Câu hỏi:
Nhận xét sự đúng, sai của kết quả sau:
\({x^2} + 2xy + 4{y^2} = {\left( {x + 2y} \right)^2}\)
Phương pháp:
Áp dụng bình phương của một tổng.
\({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)
Lời giải:
Kết quả trên sai.
Ta có: (x + 2y)2 = x2 + 2.x.2y + 4y2 = x2 + 4xy + 4y2 ≠ x2 + 2xy + 4y2.
Bài 21 trang 12 SGK Toán lớp 8 tập 1
Câu hỏi:
Viết các đa thức sau dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu:
a) \(9{x^2}-6x + 1\);
b) \({\left( {2x{\rm{ }} + {\rm{ }}3y} \right)^2} + 2.\left( {2x + 3y} \right) + 1\).
Hãy nêu một đề bài tương tự.
Phương pháp:
Áp dụng bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu.
\({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)
\({\left( {A - B} \right)^2} = {A^2} - 2AB + {B^2}\)
Lời giải:
a) 9x2 – 6x + 1
= (3x)2 – 2.3x.1 + 12
= (3x – 1)2 (Áp dụng hằng đẳng thức (2) với A = 3x; B = 1)
b) (2x + 3y)2 + 2.(2x + 3y) + 1
= (2x + 3y)2 + 2.(2x + 3y).1 + 12
= [(2x + 3y) +1]2 (Áp dụng hằng đẳng thức (1) với A = 2x + 3y ; B = 1)
= (2x + 3y + 1)2
c) Đề bài tương tự:
Viết các đa thức sau dưới dạng bình phương của một tổng hoặc hiệu :
4x2 – 12x + 9
(2a + b)2 – 4.(2a + b) + 4.
Bài 22 trang 12 SGK Toán lớp 8 tập 1
Câu hỏi:
Tính nhanh:
a. \({101^2};\)
b. \({199^2};\)
c. \(47.53\)
Phương pháp:
a.
Áp dụng:
\({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)
b.
Áp dụng:
\({\left( {A - B} \right)^2} = {A^2} - 2AB + {B^2}\)
c.
Áp dụng:
\({A^2} - {B^2} = \left( {A + B} \right)\left( {A - B} \right)\)
Lời giải:
a) 1012 = (100 + 1)2 = 1002 + 2.100 + 1 = 10000 + 200 + 1 = 10201
b) 1992 = (200 – 1)2 = 2002 – 2.200 + 1 = 40000 – 400 + 1 = 39601
c) 47.53 = (50 – 3)(50 + 3) = 502 – 32 = 2500 – 9 = 2491.
Bài 23 trang 12 SGK Toán lớp 8 tập 1
Câu hỏi:
Chứng minh rằng:
\({\left( {a + b} \right)^2} = {\left( {a - b} \right)^2} + 4ab;\)
\({\left( {a - b} \right)^2} = {\left( {a + b} \right)^2} - 4ab.\)
Áp dụng:
a) Tính \({\left( {a - b} \right)^2}\), biết \(a + b = 7\) và \(a . b = 12.\)
b) Tính \({\left( {a + b} \right)^2}\), biết \(a - b = 20\) và \(a . b = 3.\)
Phương pháp:
Áp dụng bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu để biến đổi vế trái hoặc vế phải của từng đẳng thức, đưa về bằng vế còn lại.
\({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)
\({\left( {A - B} \right)^2} = {A^2} - 2AB + {B^2}\)
Lời giải:
+ Chứng minh (a + b)2 = (a – b)2 + 4ab
Ta có:
VP = (a – b)2 + 4ab = a2 – 2ab + b2 + 4ab
= a2 + (4ab – 2ab) + b2
= a2 + 2ab + b2
= (a + b)2 = VT (đpcm)
+ Chứng minh (a – b)2 = (a + b)2 – 4ab
Ta có:
VP = (a + b)2 – 4ab = a2 + 2ab + b2 – 4ab
= a2 + (2ab – 4ab) + b2
= a2 – 2ab + b2
= (a – b)2 = VT (đpcm)
+ Áp dụng, tính:
a) (a – b)2 = (a + b)2 – 4ab = 72 – 4.12 = 49 – 48 = 1
b) (a + b)2 = (a – b)2 + 4ab = 202 + 4.3 = 400 + 12 = 412
Bài 24 trang 12 SGK Toán lớp 8 tập 1
Câu hỏi:
Tính giá trị của biểu thức \(49{x^2}-70x + 25\) trong mỗi trường hợp sau:
a) \(x = 5\); b) \(x = \dfrac{1}{7}\).
Phương pháp:
Áp dụng bình phương của một hiệu, sau đó thay lần lượt từng giá trị của \(x\) để tính giá trị của biểu thức.
Lời giải:
Bài 25 trang 12 SGK Toán lớp 8 tập 1
Câu hỏi:
Tính:
a. \({\left( {a + b + c} \right)^2}\);
b. \({\left( {a + b - c} \right)^2}\);
c. \({\left( {a - b - c} \right)^2}\)
Phương pháp:
Áp dụng bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu.
\({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)
\({\left( {A - B} \right)^2} = {A^2} - 2AB + {B^2}\)
Lời giải:
a) (a + b + c)2
= [(a + b) + c]2
= (a + b)2 + 2(a + b)c + c2
= a2 + 2ab + b2 + 2ac + 2bc + c2
= a2 + b2 + c2 + 2ab + 2bc + 2ac
b) (a + b – c)2
= [(a + b) – c]2
= (a + b)2 – 2(a + b)c + c2
= a2 + 2ab + b2 – 2ac – 2bc + c2
= a2 + b2 + c2 + 2ab – 2bc – 2ac
c) (a – b – c)2
= [(a – b) – c]2
= (a – b)2 – 2(a – b)c + c2
= a2 – 2ab + b2 – 2ac + 2bc + c2
= a2 + b2 + c2 – 2ab + 2bc – 2ac.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục