Xem thêm: Bài 13: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 2.30 trang 18 SBT Hóa học 10 Nâng cao
Các nguyên tố thuộc chu kì 2 có thể tạo thành cation đơn nguyên tử:
A. Li, Be, B, C và N
B. Li, Be, C, N và O
C. Li, Be và B
D. N, O, F và Ne
Hãy chọn đáp án đúng.
Giải
Chọn C.
Bài 2.31 trang 18 SBT Hóa học 10 Nâng cao
Các nguyên tố thuộc chu kì 3 có thể tạo thành anion đơn nguyên tử:
A. Al, Si, P, S, Cl
B. Si, P, S, Cl
C. P, S, Cl
D. Mg, Si, P, S, Cl
Hãy chọn phương án đúng.
Giải
Chọn C.
Bài 2.32 trang 18 SBT Hóa học 10 Nâng cao
Nguyên tố Si có Z = 14. Cấu hình electron nguyên tử của silic là :
A. \(1{s^2}2{s^2}2{p^5}3{s^3}3{p^2}\)
B. \(1{s^2}2{s^2}2{p^7}3{s^2}3{p^2}\)
C. \(1{s^2}2{s^3}2{p^6}3{s^2}3{p^2}\)
D. \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^2}\)
Hãy chọn đáp án đúng.
Giải
Chọn D.
Bài 2.33 trang 18 SBT Hóa học 10 Nâng cao
Cấu hình electron nguyên tử của sắt: \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^6}4{s^2}\). Sắt ở:
A. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIA
B. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB
C. ô 26, chu kì 4, nhóm IIA
D. ô 26, chu kì 4, nhóm IIB
Giải
Chọn B.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục