Trong thí nghiệm ở Hình 2.15a, ta dùng bộ rung đo thời gian để ghi lại những quãng đường vật đi được sau những khoảng thời gian \(t = 0,04s.\)
Khi \(\alpha = {20^0}\), ta có các chấm trên băng giấy như Hình 2.15b. (Con số dưới mỗi chữ chỉ vạch chia theo milimet, khi ta áp vạch số 0 của thước đo vào A ).
Khi \(\alpha = {42^0},\) làm tương tự như trên,ta được kết quả chỉ ra trên Hình 2.15c. Tìm hệ số ma sát trượt \({\mu _t}\) giữa mặt nghiêng và vật.
Giải:
Từ công thức \(a = g(\sin \alpha - {\mu _t}\cos \alpha )\)
Ta rút ra \({\mu _t} = \tan \alpha - {a \over {g\cos \alpha }}(1)\)
Khi \(\alpha = {20^0},\) \(\Delta l = DE - CD = CD - BC = BC - AB\)
\(\eqalign{ & = 12,5 - 10 = 10 - 7,5 = 7,5 - 5 = 2,5mm. \cr & a = {{\Delta l} \over {{t^2}}} = 1,5625m/{s^2} \cr} \)
Thay vào (1) ta được: \({\mu _{{t_1}}} \approx 0,194.\)
Khi \(\eqalign{ & \alpha = {42^0},\Delta l = QR - PQ = PQ - NP = NP - MN \cr & = 34 - 26 = 26 - 18 = 18 - 10 = 8mm \cr & a = {{\Delta l'} \over {{t^2}}} \approx 5m/{s^2} \cr} \)
Thay vào (1) ta được: \({\mu _{{t_2}}} \approx 0,213.\)
Ta có giá trị trung bình của \(\mu :\) \({\mu _t} = {{{\mu _{{t_1}}} + {\mu _{{t_2}}}} \over 2} \approx 0,2\)
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục