Xem thêm: Bài 1. Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên - CTST
Bài 6 trang 8 Sách bài tập Toán lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Giải thích tại sao:
a) \(\frac{{2018}}{{2019}} \ne \frac{{2020}}{{2021}}\)
b) \(\frac{{ - 20182019}}{{20192020}} \ne \frac{{20192020}}{{ - 20202021}}\)
Phương pháp:
Nếu \(a.d = b.c\) thì \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) ( với \(a,b,c,d \ne 0\))
Trả lời:
Nếu a.d = b.c thì \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) (với a, b, c, d ≠ 0).
a) Ta so sánh hai tích: 2018 . 2021 và 2019. 2020
Ta có:
2018 . 2021 = 2018 . (2020 + 1)
= 2018 . 2020 + 2018 . 1
= 2018 . 2020 + 2018;
2019. 2020 = (2018 + 1). 2020
= 2018 . 2020 + 1 . 2020
= 2018 . 2020 + 2020.
Vì 2018 < 2020 nên 2018 . 2020 + 2018 < 2018 . 2020 + 2020
Hay 2018 . 2021 < 2019. 2020.
Do đó 2018 . 2021 ≠ 2019. 2020 .
Vậy \(\frac{{2018}}{{2019}} \ne \frac{{2020}}{{2021}}\)
b) Ta so sánh hai tích: (−20182019). (−20202021) và 20192020 . 20192020.
Hay so sánh 20182019. 20202021 và 20192020 . 20192020
- Xét tích 20182019. 20202021.
Nhận thấy 20182019 và 20202021 đều là số lẻ
Nên 20182019. 20202021 cũng là số lẻ (tích của hai số lẻ là một số lẻ).
- Xét tích 20192020 . 20192020.
Nhận thấy: 20192020 là số chẵn.
Nên 20192020 . 20192020 cũng là số chẵn (tích của hai số chẵn là một số chẵn).
Vì tích 20182019. 20202021 là số lẻ, tích 20192020 . 20192020 là số chẵn
Nên 20182019. 20202021 ≠ 20192020 . 20192020
Vậy \(\frac{{ - 20182019}}{{20192020}} \ne \frac{{20192020}}{{ - 20202021}}\)
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục