Xem thêm: Bài 1. Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên - CTST
Bài 7 trang 9 Sách bài tập Toán lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Kiểm tra khẳng định: \(18.( - 5) = ( - 15).6\). Từ khẳng định đó, viết phân số bằng phân số \(\frac{{18}}{{ - 15}}\). Cũng từ khẳng định đó, có thể có những cặp phân số nào khác mà bằng nhau?
Phương pháp:
Nếu \(a.d = b.c\) thì \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) ( với \(a,b,c,d \ne 0\))
Trả lời:
Ta thấy 18 . (−5) = 6 . 3 . (−5) = 6. (−15) = (−15) . 6
Do đó 18 . (−5) = (−15) . 6 là khẳng định đúng.
Vì 18 . (−5) = (−15) . 6 nên \(\frac{{18}}{{ - 15}}\) = \(\frac{{6}}{{ - 5}}\)
Ta đổi chỗ lần lượt các thừa số trong hai tích ở biểu thức:
18 . (−5) = (−15) . 6
Nếu viết thành (−5) . 18 = 6 . (−15) thì ta có \(\frac{{- 5}}{{ 6}}\) = \(\frac{{-15}}{{ 18}}\)
Nếu viết thành (−5) . 18 = (−15) . 6 thì ta có \(\frac{{- 5}}{{ -15}}\) = \(\frac{{6}}{{ 18}}\)
Nếu viết thành 18 . (−5) = 6 . (−15) thì ta có \(\frac{{18}}{{ 6}}\) = \(\frac{{-15}}{{ -5}}\)
Do đó các cặp phân số khác bằng nhau là: \(\frac{{- 5}}{{ 6}}\) = \(\frac{{-15}}{{ 18}}\) ; \(\frac{{- 5}}{{ -15}}\) = \(\frac{{6}}{{ 18}}\) ; \(\frac{{18}}{{ 6}}\) = \(\frac{{-15}}{{ -5}}\)
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục