Đốt nóng một hỗn hợp gồm 5,6 gam bột sắt và 1,6 gam bột lưu huỳnh trong môi trường không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với 500 ml dung dịch HCL, thu được hỗn hợp khí A và dung dịch B (hiệu suất của các phản ứng là 100%).
a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí A
b) Biết rằng cần dùng 125 ml dung dịch NaOH 0,1M để trung hoà HCL còn dư trong dung dịch B, hãy tính nồng độ mol của dung dịch HCL đã dùng.
Lời giải:
Các PTHH:
Fe+ S → FeS (1)
\(FeS + 2HCL → FeCl_2 + H_2S\) (2)
\(Fe (dư) + 2HCL → FeCl_2 + H_2\) (3)
\(HCL (dư) + NaOH → NaCl + H_2\) (4)
a) Thành phần của hỗn hợp khí A :
Theo (1) : 0,05 mol Fe tác dụng với 0,05 mol S, sinh ra 0,05 mol FeS.
Theo (2) : 0,05 mol FeS tác dụng với 0,10 mol HCL, sinh ra 0,05 mol \(H_2S\).
Theo (3) : 0,05 moi Fe dư tác dụng với 0,10 mol HCL, sinh ra 0,05 mol HCl
Kết luận : Hỗn hợp khí A có thành phần phần trăm theo thể tích :
50% khí \(H_2S\) và 50% khí \(H_2\).
b) Nồng độ mol của dung dịch HCL :
Tổng số mol HCL tham gia các phản ứng (2), (3), (4) :
0,1 + 0,1 + 0,0125 = 0,2125 (mol)
Nồng độ mol của dung dịch HCL : \({{0,2125} \over {0,5}} = {\rm{ }}0,425\left( {mol/1} \right)\).
Sachbaitap.com
>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục