Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 6.49 trang 63 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài 6.49 trang 63 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Có một chất trong phản ứng hóa học này đóng vai trò là chất khử, nhưng trong phản ứng hóa học khác lại là chất oxi hóa. Chất đó có thể là.

Bài 6.49 trang 63 SBT Hóa Học 10 Nâng cao

Có một chất trong phản ứng hóa học này đóng vai trò là chất khử, nhưng trong phản ứng hóa học khác lại là chất oxi hóa. Chất đó có thể là:

a) Một axit;

b) Một oxit bazơ;

c) Một oxit axit;

d) Một đơn chất.

Viết các phương trình hóa học để chứng minh cho điều khẳng định trên.

Giải

a) Axit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử: \({H_2}\mathop S\limits^{ + 4} {O_3}\)

H2SO3 có tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh, thí dụ:

\({H_2}\mathop S\limits^{ + 4} {O_3} + \mathop {C{l_2}}\limits^0  + {H_2}O\,\, \to\)\( \,\,{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} + 2H\mathop {Cl}\limits^{ - 1} \)

H2SO3 có tính oxi hóa khi tác dụng với chất khử mạnh, thí dụ:

\({H_2}\mathop S\limits^{ + 4} {O_3} + 2{H_2}\mathop S\limits^{ - 2} \,\, \to \,\,3{\mathop S\limits^0 _{\left( r \right)}} + 3{H_2}O\)

b) Oxit bazơ vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa: FeO.

- Tính oxi hóa của FeO: \(\mathop {Fe}\limits^{ + 2} O + \mathop C\limits^{ + 2} O\,\, \to \,\,\mathop {Fe}\limits^0  + \mathop C\limits^{ + 4} {O_2}\)

- Tính khử của FeO:

\(2\mathop {Fe}\limits^{ + 2} O + 4{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_{4\,dac}}\,\,\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \)\(\,\,{\mathop {Fe}\limits^{ + 3} _2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} + \mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + 4{H_2}O\)

c) Oxit axit vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa như SO­2

- Tính oxi hóa của SO2: \(\mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + 2{H_2}\mathop S\limits^{ - 2} \,\, \to \,\,3\mathop S\limits^0  + 2{H_2}O\)

- Tính khử của SO­2:

\(5\mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + 2K\mathop {Mn}\limits^{ + 7} {O_4} + 2{H_2}O\,\, \to \)\(\,\,{K_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} + 2\mathop {Mn}\limits^{ + 2} S{O_4} + 2{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4}\)

d) Đơn chất vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa, thí dụ S:

Tính khử của S: \(\mathop S\limits^0  + {\mathop O\limits^0 _2}\,\, \to \,\,\mathop S\limits^{ + 4} {\mathop O\limits^{ - 2} _2}\)

Hoặc \(\mathop S\limits^0  + 2{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_{4\,\left( d \right)}}\,\, \to \,\,3\mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + 2{H_2}O\)

Tính oxi hóa của S: \(\mathop S\limits^0  + {\mathop H\limits^0 _2}\,\, \to \,\,{\mathop H\limits^{ + 1} _2}\mathop S\limits^{ - 2} \)

Hoặc \(\mathop S\limits^0  + 2\mathop {Na}\limits^0 \,\, \to \,\,{\mathop {Na}\limits^{ + 1} _2}\mathop S\limits^{ - 2} \)

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan