11. Trang 18 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
Cho tam giác đều ABC với O là tâm đường tròn ngoại tiếp. Với giá trị nào dưới đây của \(\varphi \) thì phép quay \({Q_{\left( {O;\varphi } \right)}}\) biến tam giác đều ABC thành chính nó?
(A) \(\varphi = {\pi \over 3}\) ; (B) \(\varphi = {{2\pi } \over 3}\) ;
(C) \(\varphi = {{3\pi } \over 2}\) ; (D) \(\varphi = {\pi \over 2}.\)
Đáp án: B
12. Trang 18 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
Trong các phép sau đây, phép nào có tính chất: Biến mỗi đường thẳng a thành đường thẳng a’ không song song với a?
(A) Phép tịnh tiến;
(B) Phép đối xứng trục;
(C) Phép đối xứng tâm;
(D) Phép quay với góc quay \({\pi \over 2}\).
Đáp án: D
13. Trang 18 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
Hợp thành của hai phép đối xứng trục có trục song song là phép nào trong các phép sau đây?
(A) Phép đối xứng trục; (B) Phép đối xứng tâm;
(C) Phép quay; (D) Phép tịnh tiến.
Đáp án: D
14. Trang 18 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
Hợp thành của hai phép đối xứng trục có trục cắt nhau là phép nào trong các phép sau đây?
(A) Phép đối xứng trục; (B) Phép quay:
(C) Phép tịnh tiến; (D) Phép đồng nhất.
Đáp án: B
15. Trang 19 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
Hợp thành của hai phép đối xứng tâm là phép nào trong các phép sau đây?
(A) Phép đối xứng trục; (B) Phép đối xứng tâm;
(C) Phép quay; (D) Phép tịnh tiến.
Đáp án: D
sachbaitap.com
>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục