Từ một hình nón, người thợ tiện có thể tiện ra một hình trụ cao nhưng “ hẹp” hoặc một hình trụ rộng nhưng “ thấp”. Trong trường hợp nào thì người thợ tiện loại bỏ ít vật liệu hơn?
Giải
Gọi bán kính đáy hình nón là R, chiều cao hình nón là h, bán kính đáy hình trụ là r, chiều cao phần hình nón cắt đi là BE = x
\(MN//AC \Rightarrow {{ME} \over {AD}} = {{BE} \over {BD}}\) hay \({r \over R} = {x \over h} \Rightarrow r = {{Rx} \over h}\))
Thể tích hình trụ: V = πr2. h
\(V = \pi .{\left( {{{Rx} \over h}} \right)^2}.\left( {h - x} \right) = \pi .{{{R^2}{x^2}} \over {{h^2}}}(h - x)\)
Phần bỏ đi của hình nón ít nhất có nghĩa là thể tích của hình trụ lớn nhất:
\(V = \pi .{{{R^2}{x^2}} \over {{h^2}}}(h - x) \Rightarrow 2V{h^2} = \pi {R^2}{x^2}(2h - 2x) \Rightarrow {{2V{h^2}} \over {\pi {R^2}}} = {x^2}(2h - 2x)\))
Vì π, R, h là các hằng số nên thể tích hình trụ lớn nhất khi và chỉ khi x2(2h – 2x) lớn nhất. Ta có: x2(2h – 2x) = x. x.(2h – 2x)
Vì x + x + (2h – 2x) = 2h là một hằng số không đổi nên tích x. x (2h – 2x) đạt giá trị lớn nhất khi và chỉ khi ba số đó bằng nhau.
\( \Rightarrow \)x = 2h -2x \(\Leftrightarrow \) 3x = 2h \(\Rightarrow \) x = \({2 \over 3}h\)
Vậy khi phần cắt bỏ ở phía trên hìnhh nón có chiều cao bằng \({2 \over 3}\) chiều cao hình nón thì phần bỏ đi là ít nhất.
Sachbaitap.com
>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục