Cho cấp số nhân \(({u_n})\) và cho các số nguyên dương m, k với \(m < k.\) Chứng minh rằng
\(\left| {{u_k}} \right| = \sqrt {{u_{k - m}}.{u_{k + m}}} .\)
Áp dụng. Hãy tìm một cấp số nhân với công bội âm, có 7 số hạng, số hạng thứ hai bằng 2 và tích của số hạng đầu với số hạng cuối bằng 18.
Giải
Kí hiệu q là công bội của cấp số nhân \(({u_n})\). Xét hai trường hợp sau :
\( - \) Trường hợp 1 : \(q = 0.\) Khi đó \({u_n} = 0\) với mọi \(n \ge 2.\) Vì thế, hiển nhiên ta có điều cần chứng minh.
\( - \) Trường hợp 2 : \(q \ne 0.\) Khi đó
\(\eqalign{
& {u_{k - m}} = {u_1}.{q^{k - m - 1}} = {{{u_1}.{q^{k - 1}}} \over {{q^m}}} = {{{u_k}} \over {{q^m}}}, \cr
& {u_{k + m}} = {u_1}.{q^{k + m - 1}} = {u_1}.{q^{k - 1}}.{q^m} = {u_k}.{q^m}. \cr} \)
Từ đó suy ra \({u_{k - m}}.{u_{k + m}} = u_k^2\) hay \(\left| {{u_k}} \right| = \sqrt {{u_{k - m}}.{u_{k + m}}} \)
Áp dụng. Với mỗi \(n \in \left\{ {1,2,3,4,5,6,7} \right\},\) kí hiệu \({u_n}\) là số hạng thứ n của cấp số nhân cấn tìm. Theo giả thiết của bài ra, ta có \({u_3} = 2\) và \({u_1}.{u_7} = 18.\)
Vì cấp số nhân cần tìm có công bội âm và \({u_3} > 0\) nên \({u_4} < 0\). Do đó, áp dụng kết quả đã chứng minh ở trên cho \(m = 3\) và \(k = 4,\) ta được
\({u_4} = - \sqrt {{u_1}.{u_7}} = - \sqrt {18} = - 3\sqrt 2 .\)
Suy ra \(q = {{{u_4}} \over {{u_3}}} = - {{3\sqrt 2 } \over 2}.\) Do đó
\(\eqalign{
& {u_2} = {{{u_3}} \over q} = - {{2\sqrt 2 } \over 3},{u_1} = {{{u_2}} \over q} = {4 \over 9},\cr&{u_5} = {u_4},q = 9,{u_6} = {u_5}.q = - {{27\sqrt 2 } \over 2}, \cr
& {u_7} = {u_6}.q = {{81} \over 2} \cr} \)
Vậy, cấp số nhân cần tìm là : \({4 \over 9}, - {{2\sqrt 2 } \over 3},2, - 3\sqrt 2 ,9, - {{27\sqrt 2 } \over 2},{{81} \over 2}.\)
sachbaitap.com
>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục