Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Câu IV.1, IV.2, IV.3, IV.4, IV.5 trang 64 Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2

Bình chọn:
3.4 trên 5 phiếu

Khẳng định nào sau đây là đúng?

Câu IV.1 trang 64 Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2

Cho hàm số \(y =  - 3{x^2}\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

A) Khi 0 < x < 15, hàm số đồng biến

B) Khi -1 < x < 1, hàm số đồng biến

C) Khi -15 < x < 0, hàm số đồng biến

D) Khi -15 < x < 1, hàm số đồng biến

Giải

Cho hàm số: \(y =  - 3{x^2}\). Khẳng định sau đây là đúng.

Chọn C) Khi -15 < x < 0, hàm số đồng biến.

Câu IV.2 trang 64 Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2

Muốn tìm hai số khi biết tổng của chúng bằng S, tích của chúng bằng P thì ta giải phương trình nào sau đây?

A) \({x^2} + Sx + P = 0\)

B) \({x^2} - Sx + P = 0\)

C) \({x^2} - Sx - P = 0\)

D) \({x^2} + Sx - P = 0\)

Giải

Muốn tìm hai số khi biết tổng bằng S, tích của chúng bằng P thì ta phải giải phương trình

Chọn B) \({x^2} - Sx + P = 0\)

Câu IV.3 trang 64 Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2

Giải các phương trình:

a) \({x^3} + 4{x^2} + x - 6 = 0\)

b) \({x^3} - 2{x^2} - 5x + 6 = 0\)

c) \(2{x^4} + 2\sqrt 2 {x^3} + \left( {1 - 3\sqrt 2 } \right){x^2} - 3x - 4 = 0\)

d) \(\left( {2{x^2} + 7x - 8} \right)\left( {2{x^2} + 7x - 3} \right) - 6 = 0\)

Giải

a)

\(\eqalign{
& {x^3} + 4{x^2} + x - 6 = 0 \cr
& \Leftrightarrow {x^3} + 2{x^2} + 2{x^2} + 4x - 3x - 6 = 0 \cr
& \Leftrightarrow {x^2}\left( {x + 2} \right) + 2x\left( {x + 2} \right) - 3\left( {x + 2} \right) = 0 \cr
& \Leftrightarrow \left( {x + 2} \right)\left( {{x^2} + 2x - 3} \right) = 0 \cr
& \Leftrightarrow \left[ {\matrix{
{x + 2 = 0} \cr
{{x^2} + 2x - 3 = 0} \cr
} } \right. \cr 
& x + 2 = 0 \Leftrightarrow x = - 2 \cr} \)

\({x^2} + 2x - 3 = 0\). Phương trình có dạng: \(a + b + c = 0;1 + 2 + \left( { - 3} \right) = 0\)

\({x_1} = 1;{x_2} = {{ - 3} \over 1} =  - 3\)

Vậy phương trình có 3 nghiệm: \({x_1} =  - 2;{x_2} = 1;{x_3} =  - 3\)

b)

\(\eqalign{
& {x^3} - 2{x^2} - 5x + 6 = 0 \cr
& \Leftrightarrow {x^3} - {x^2} - {x^2} + x - 6x + 6 = 0 \cr
& \Leftrightarrow {x^2}\left( {x - 1} \right) - x\left( {x - 1} \right) - 6\left( {x - 1} \right) = 0 \cr
& \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} - x - 6} \right) = 0 \cr
& \Leftrightarrow \left[ {\matrix{
{x - 1 = 0} \cr
{{x^2} - x - 6 = 0} \cr
} } \right. \cr 
& x - 1 = 0 \Leftrightarrow x = 1 \cr 
& {x^2} - x - 6 = 0 \cr 
& \Delta = {\left( { - 1} \right)^2} - 4.1.\left( { - 6} \right) = 1 + 24 = 25 > 0 \cr 
& \sqrt \Delta = \sqrt {25} = 5 \cr 
& {x_1} = {{1 + 5} \over {2.1}} = 3 \cr 
& {x_2} = {{1 - 5} \over {2.1}} = - 2 \cr} \)

Vậy phương trình đã cho có 3 nghiệm: \({x_1} = 1;{x_2} = 3;{x_3} =  - 2\)

c)

\(\eqalign{
& 2{x^4} + 2\sqrt 2 {x^3} + \left( {1 - 3\sqrt 2 } \right){x^2} - 3x - 4 = 0 \cr
& \Leftrightarrow 2{x^4} + 2\sqrt 2 {x^3} + {x^2} - 3\sqrt 2 {x^2} - 3x - 4 = 0 \cr
& \Leftrightarrow {\left( {\sqrt 2 {x^2} + x} \right)^2} - 3\left( {\sqrt 2 {x^2} + x} \right) - 4 = 0 \cr} \)

Đặt \(\sqrt 2 {x^2} + x = t,\) ta có phương trình: ${t^2} - 3t - 4 = 0\)

Phương trình có dạng: \(a - b + c = 0;1 - \left( { - 3} \right) + \left( { - 4} \right) = 0\)

\({t_1} =  - 1;{t_2} =  - {{ - 4} \over 1} = 4\)

Với \(t =  - 1 \Rightarrow \sqrt 2 {x^2} + x + 1 = 0\)

\(\Delta  = 1 - 4.\sqrt 2 .1 = 1 - 4\sqrt 2  < 0\) phương trình vô nghiệm

Với \(t = 4 \Rightarrow \sqrt 2 {x^2} + x = 4 \Leftrightarrow \sqrt 2 {x^2} + x - 4 = 0\)

\(\eqalign{
& \Delta = {1^2} - 4.\sqrt 2 .\left( { - 4} \right) = 1 + 16\sqrt 2 > 0 \cr
& \sqrt \Delta = \sqrt {1 + 16\sqrt 2 } \cr
& {x_1} = {{ - 1 + \sqrt {1 + 16\sqrt 2 } } \over {2.\sqrt 2 }} = {{ - \sqrt 2 + \sqrt {2 + 32\sqrt 2 } } \over 4} \cr
& {x_2} = {{ - 1 - \sqrt {1 + 16\sqrt 2 } } \over {2.\sqrt 2 }} = {{ - \sqrt 2 - \sqrt {2 + 32\sqrt 2 } } \over 4} \cr} \)

Phương trình đã cho có hai nghiệm.

d)

\(\eqalign{
& \left( {2{x^2} + 7x - 8} \right)\left( {2{x^2} + 7x - 3} \right) - 6 = 0 \cr
& \Leftrightarrow \left[ {\left( {2{x^2} + 7x - 3} \right) - 5} \right]\left( {2{x^2} + 7x - 3} \right) - 6 = 0 \cr
& \Leftrightarrow {\left( {2{x^2} + 7x - 3} \right)^2} - 5\left( {2{x^2} + 7x - 3} \right) - 6 = 0 \cr} \)

Đặt \(2{x^2} + 7x - 3 = t,\) ta có phương trình: \({t^2} - 5t - 6 = 0\)

Phương trình có dạng \(a - b + c = 0;1 - \left( { - 5} \right) + \left( { - 6} \right) = 0\)

\({t_1} =  - 1;{t_2} =  - {{ - 6} \over 1} = 6\)

Với t = -1 ta có:

\(\eqalign{
& 2{x^2} + 7x - 3 = - 1 \Leftrightarrow 2{x^2} + 7x - 2 = 0 \cr
& \Delta = {7^2} - 4.2.\left( { - 2} \right) = 49 + 16 = 65 > 0 \cr
& \sqrt \Delta = \sqrt {65} \cr
& {x_1} = {{ - 7 + \sqrt {65} } \over {2.2}} = {{ - 7 + \sqrt {65} } \over 4} \cr
& {x_2} = {{ - 7 - \sqrt {65} } \over {2.2}} = {{ - 7 - \sqrt {65} } \over 4} \cr} \)

Với t = 6, ta có: \(2{x^2} + 7x - 3 = 6 \Leftrightarrow 2{x^2} + 7x - 9 = 0\)

Phương trình có dạng: \(a + b + c = 0;2 + 7 + \left( { - 9} \right) = 0\)

\({x_1} = 1;{x_2} =  - {9 \over 2}\)

Vậy phương trình đã cho có 4 nghiệm:

\({x_1} = {{ - 7 + \sqrt {65} } \over 4};{x_2} = {{ - 7 - \sqrt {65} } \over 4};{x_3} = 1;{x_4} =  - {9 \over 2}\)

Câu IV.4 trang 64 Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2

Cho phương trình: \({x^2} + px + 1 = 0\) có hai nghiệm. Xác định p biết rằng tổng các bình phương của hai nghiệm bằng 254.

Giải

Cho phương trình: \({x^2} + px + 1 = 0\)

Phương trình đã cho có hai nghiệm thì \(\Delta  \ge 0\)

\(\eqalign{
& \Delta = {p^2} - 4 \cr
& \Rightarrow {p^2} - 4 \ge 0 \Leftrightarrow {p^2} \ge 4 \Leftrightarrow \left[ {\matrix{
{p \ge 2} \cr
{p \le - 2} \cr} } \right. \cr} \)

Theo hệ thức Vi-ét ta có: \({x_1} + {x_2} =  - p;{x_1}{x_2} = 1\)

Theo bài ra ta có: \({x_1}^2 + {x_2}^2 = 254\)

\(\eqalign{
& \Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = 254 \cr
& \Leftrightarrow {p^2} - 2.1 = 254 \cr
& \Leftrightarrow {p^2} = 256 \cr
& \Leftrightarrow \left[ {\matrix{
{p = 16} \cr
{p = - 16} \cr} } \right. \cr} \)

Cả hai giá trị đều thỏa mãn điều kiện.

Vậy với p = 16 hoặc p = -16 thì phương trình có hai nghiệm thỏa mãn \({x_1}^2 + {x_2}^2 = 254\)

Câu IV.5 trang 64 Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2

Cho phương trình: \({x^4} - 13{x^2} + m = 0\). Tìm các giá trị của m để phương trình:

a) Có 4 nghiệm phân biệt

b) Có 3 nghiệm phân biệt

c) Có 2 nghiệm phân biệt

d) Có một nghiệm

e) Vô nghiệm.

Giải

Cho phương trình: \({x^4} - 13{x^2} + m = 0\)               (1)

Đặt \({x^2} = t \Rightarrow t \ge 0,\) ta có phương trình: \({t^2} - 13t + m = 0\)           (2)

\(\Delta  = 169 - 4m\)

a) Phương trình (1) có 4 nghiệm phân biệt khi phương trình (2) có hai nghiệm số dương khi

\(\left\{ {\matrix{
{\Delta = 169 - 4m > 0} \cr
{{t_1}{t_2} = m > 0} \cr
{{t_1} + {t_2} = 13 > 0} \cr
} \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{m < {{169} \over 4}} \cr 
{m > 0} \cr} \Leftrightarrow 0 < m < {{169} \over 4}} \right.} \right.\)

b) Phương trình (1) có ba nghiệm phân biệt khi phương trình (2) có 1 nghiệm số dương và 1 nghiệm bằng 0 khi:

\(\left\{ {\matrix{
{\Delta = 169 - 4m > 0} \cr
{{t_1} + {t_2} = 13 > 0} \cr
{{t_1}.{t_2} = m = 0} \cr
} \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{m < {{169} \over 4}} \cr 
{m = 0} \cr} } \right. \Leftrightarrow m = 0} \right.\)

c) Phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt khi phương trình (2) có nghiệm kép hoặc có 1 nghiệm dương và một nghiệm âm.

Phương trình (2) có một nghiệm số kép khi và chỉ khi \(\Delta  = 169 - 4m = 0\)

\( \Leftrightarrow m = {{169} \over 4} \Rightarrow {t_1} = {t_2} = {{13} \over 2}\)

Phương trình (2) có một nghiệm số dương và một nghiệm số âm khi

\(\left\{ {\matrix{
{\Delta = 169 - 4m > 0} \cr
{{t_1}.{t_2} = m < 0} \cr
} \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{m < {{169} \over 4}} \cr 
{m < 0} \cr} \Leftrightarrow m < 0} \right.} \right.\)

Vậy với \(m = {{169} \over 4}\) hoặc m < 0 thì phương trình (1) có 3 nghiệm phân biệt.

d) Phương trình (1) có một nghiệm khi phương trình (2) có 1 nghiệm số kép bằng 0 hoặc phương trình (2) có một nghiệm bằng 0 và một nghiệm số âm.

Ta thấy phương trình (2) có nghiệm số kép \({t_1} = {t_2} = {{13} \over 2} \ne 0\)

Nếu phương trình (2) có một nghiệm t1 = 0. Theo hệ thức Vi-ét ta có:

\({t_1} + {t_2} = 13 \Rightarrow {t_2} = 13 - {t_1} = 13 - 0 = 13 > 0\)

Vậy không có giá trị nào của m để phương trình (1) chỉ có 1 nghiệm.

e) Phương trình (1) vô nghiệm khi phương trình (2) có 2 nghiệm số âm hoặc vô nghiệm.

Nếu phương trình (2) có 2 nghiệm âm thì theo hệ thức Vi-ét ta có:

\({t_1} + {t_2} = 13 > 0\) vô lý

Vậy phương trình (1) vô nghiệm khi phương trình (2) vô nghiệm.

Suy ra: \(\Delta  = 169 - 4m < 0 \Leftrightarrow m > {{169} \over 4}\)

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Toán 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài viết liên quan