Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 34 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo tập 1

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Trong cuộc thi “Đố vui để học”, mỗi thí sinh phải trả lời 12 câu hỏi của ban tổ chức. Mỗi câu hỏi gồm bốn phương án, trong đó chỉ có một phương án đúng. Với mỗi câu hỏi, nếu trả lời đúng được cộng 5 điểm, trả lời sai bị trừ 2 điểm. Khi bắt đầu cuộc thi, mỗi thí sinh có sẵn 20 điểm. Thí sinh nào đạt từ 50 điểm trở lên sẽ được vào vòng thi tiếp theo. Hỏi thí sinh phải trả lời đúng ít nhất bao nhiêu câu thì được vào vòng tiếp theo?

Bài 1 trang 34 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Bất đẳng thức n \( \le \) 3 có thể phát biểu là:

A. n lớn hơn 3

B. n nhỏ hơn 3

C. n không nhỏ hơn 3

D. n không lớn hơn 3

Phương pháp:

Dựa vào:

Nếu x > y hoặc x = y, ta viết x \( \ge \) y ( ta nói x lớn hơn hoặc bằng y hay x không nhỏ hơn y).

Nếu x < y hoặc x = y, ta viết x \( \le \) y ( ta nói x nhỏ hơn hoặc bằng y hay x không lớn hơn y).

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bất đẳng thức n ≤ 3 có thể được phát biểu là n không lớn hơn 3.

Bài 2 trang 34 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Cho các số thực x, y, z biết x < y. Khẳng định nào sau đây sai?

A. x + z < y + z

B. xz < yz nếu z âm

C. xz < yz nếu z dương

D. x – z < y - z

Phương pháp:

Dựa vào tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân

Cho ba số a, b, c và a > b.

-  Nếu c > 0 thì a.c > b.c;

-  Nếu c < 0 thì a.c < b.c

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Với x < y thì xz < yz nếu z âm.

Bài 3 trang 35 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Hệ thức nào sau đây là bất đẳng thức?

A. 1 – x = 0

B. x2 - 5x + 6 = 0

C. y2 \( \ge \) 0

D. x = y

Phương pháp:

Dựa vào cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn:

Xét bất phương trình ax + b > 0 (a \( \ne \) 0)

-  Cộng hai vế của bất phương trình với – b, ta được bất phương trình:

ax > - b

-  Nhân hai vế của bất phương trình nhận được với \(\frac{1}{a}\):

+ Nếu a > 0 thì nhận được nghiệm của bất phương trình đã cho là \(x >  - \frac{b}{a}\)

+ Nếu a < 0 thì nhận được nghiệm của bất phương trình đã cho là \(x <  - \frac{b}{a}\)

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Hệ thức y2 ≥ 0 là bất đẳng thức.

Bài 4 trang 35 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Bất phương trình 3x – 5 > 4x + 2 có nghiệm là

A. x > - 7

B. x < - 7

C. x < 7

D. x \( \le \) -7

Phương pháp:

Dựa vào cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn:

Xét bất phương trình ax + b > 0 (a \( \ne \) 0)

-  Cộng hai vế của bất phương trình với – b, ta được bất phương trình:

ax > - b

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ta có 3x – 5 > 4x + 2

–x > 7

x < –7.

Vậy bất phương trình 3x – 5 > 4x + 2 có nghiệm là x < –7.

Bài 5 trang 35 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Bất phương trình 2x – 1 \( \le \) x + 4 có nghiệm là

A. x \( \le \) 5

B. x \( \ge \) 5

C. x \( \le \) -5

D. x < 5 

Phương pháp:

Dựa vào cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn:

Xét bất phương trình ax + b > 0 (a \( \ne \) 0)

Cộng hai vế của bất phương trình với – b, ta được bất phương trình:

ax > - b

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ta có 2x – 1 ≤ x + 4

2x – x ≤ 4 + 1

x ≤ 5.

Vậy bất phương trình 2x – 1 ≤ x + 4 có nghiệm là x ≤ 5.

Bài 6 trang 35 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Cho a > b, chứng minh:

a)  a – 2 > b – 2

b) -5a < - 5b

c) 2a + 3 > 2b + 3

d) 10 – 4a < 10 – 4b

Phương pháp:

Dựa vào cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn:

Xét bất phương trình ax + b > 0 (a \( \ne \) 0)

-  Cộng hai vế của bất phương trình với – b, ta được bất phương trình:

ax > - b

-  Nhân hai vế của bất phương trình nhận được với \(\frac{1}{a}\):

+ Nếu a > 0 thì nhận được nghiệm của bất phương trình đã cho là \(x >  - \frac{b}{a}\)

+ Nếu a < 0 thì nhận được nghiệm của bất phương trình đã cho là \(x <  - \frac{b}{a}\)

Lời giải:

a) a > b cộng hai vế với –2 ta có: a – 2 > b – 2.

b) a > b nhân hai vế với - 5 ta có: –5a <  –5b.

c) a > b nhân hai vế với 2 ta có: 2a > 2b.

2a > 2b cộng hai vế với 3 ta được 2a + 3 > 2b + 3.

d) a > b nhân hai vế với –4 ta có: –4a < –4b.

–4a < –4b cộng hai vế với 10 ta có: 10 – 4a < 10 – 4b.

Bài 7 trang 35 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Giải các bất phương trình:

a) 3 – 0,2x < 13

b) \(\frac{1}{2} + \frac{x}{3} \ge \frac{1}{4}\)

c) 3 < \(\frac{{2x - 2}}{8}\)

d) \(\frac{{2x - 3}}{3} \le \frac{{3x - 2}}{4}\)

Phương pháp:

Dựa vào cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn:

Xét bất phương trình ax + b > 0 (a \( \ne \) 0)

-  Cộng hai vế của bất phương trình với – b, ta được bất phương trình:

ax > - b

-  Nhân hai vế của bất phương trình nhận được với \(\frac{1}{a}\):

+ Nếu a > 0 thì nhận được nghiệm của bất phương trình đã cho là \(x >  - \frac{b}{a}\)

+ Nếu a < 0 thì nhận được nghiệm của bất phương trình đã cho là \(x <  - \frac{b}{a}\)

Lời giải:

a) Ta có: 3 – 0,2x < 13

–0,2x < 13 – 3

–0,2x < 10

2x – 2 > 3 . 8

2x > 24 + 2

2x > 26

x > 26 : 2

x > 13.

Vậy nghiệm của bất phương trình là x > 13.

4(2x – 3) ≤ 3(3x – 2)

8x – 12 ≤ 9x – 6

–x ≤ 6

x ≥ –6.

Vậy nghiệm của bất phương trình là x ≥ –6.

 

Bài 8 trang 35 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Tìm x sao cho:

a) Giá trị của biểu thức 2x + 1 không nhỏ hơn giá trị của biểu thức 3x – 5

b) Giá trị của biểu thức 2x + 1 không lớn hơn giá trị của biểu thức 3x – 5

Phương pháp:

Dựa vào cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn:

Xét bất phương trình ax + b > 0 (a \( \ne \) 0)

-  Cộng hai vế của bất phương trình với – b, ta được bất phương trình:

ax > - b

-  Nhân hai vế của bất phương trình nhận được với \(\frac{1}{a}\):

+ Nếu a > 0 thì nhận được nghiệm của bất phương trình đã cho là \(x >  - \frac{b}{a}\)

+ Nếu a < 0 thì nhận được nghiệm của bất phương trình đã cho là \(x <  - \frac{b}{a}\)

Lời giải:

a) Giá trị của biểu thức 2x + 1 không nhỏ hơn gái trị của biểu thức 3x – 5.

2x + 1 ≥ 3x – 5

–x ≥ –6

x ≤ 6.

Vậy x ≤ 6 là giá trị cần tìm.

b) Giá trị của biểu thức 2x + 1 không lớn hơn giá trị của biểu thức 3x – 5.

2x + 1 ≤ 3x – 5

–x ≤ –6

x ≥ 6.

Vậy x ≥ 6 là giá trị cần tìm.

Bài 9 trang 35 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Trong cuộc thi “Đố vui để học”, mỗi thí sinh phải trả lời 12 câu hỏi của ban tổ chức. Mỗi câu hỏi gồm bốn phương án, trong đó chỉ có một phương án đúng. Với mỗi câu hỏi, nếu trả lời đúng được cộng 5 điểm, trả lời sai bị trừ 2 điểm. Khi bắt đầu cuộc thi, mỗi thí sinh có sẵn 20 điểm. Thí sinh nào đạt từ 50 điểm trở lên sẽ được vào vòng thi tiếp theo. Hỏi thí sinh phải trả lời đúng ít nhất bao nhiêu câu thì được vào vòng tiếp theo?

Phương pháp:

Đọc kĩ dữ kiện đề bài để lập ra bất phương trình bậc nhất một ẩn và giải bất phương trình.

Lời giải:

Gọi x là số câu trả lời đúng (x ∈ ℕ, x ≤ 12).

Suy ra 12 – x là số câu trả lời sai.

Số điểm được cộng là 5x, số điểm bị trừ là 2(12 – x).

Vì muốn vào vòng thi tiếp theo mỗi thí sinh cần có ít nhất 50 điểm, ban đầu mỗi thí sinh có sẵn 20 điểm nên ta có:

5x – 2(12 – x) + 20 ≥ 50

5x – 24 + 2x + 20 ≥ 50

5x – 4 ≥ 50

7x ≥ 54

Vậy muốn vào vòng thi tiếp theo, thí sinh cần trả lời đúng ít nhất 8 câu.

Bài 10 trang 35 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Tìm lỗi sai trong các lời giải sau:

a) Giải bất phương trình – 3x > 9.

Ta có : - 3x > 9

x > 9 + 3

x > 12

Vậy nghiệm của bất phương trình là x > 12.

b) Giải bất phương trình \( - \frac{2}{3}\)x \( \le \) 5.

Ta có \( - \frac{2}{3}\)x \( \le \) 5

\(\left( { - \frac{2}{3}} \right)x.\left( { - \frac{3}{2}} \right) \le \left( { - \frac{3}{2}} \right)\)

\(x \le \frac{{ - 15}}{2}\).

Vậy nghiệm của bất phương trình là \(x \le \frac{{ - 15}}{2}\)

Phương pháp:

Dựa vào cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn:

Xét bất phương trình ax + b > 0 (a \( \ne \) 0)

-  Cộng hai vế của bất phương trình với – b, ta được bất phương trình:

ax > - b

-  Nhân hai vế của bất phương trình nhận được với \(\frac{1}{a}\):

+ Nếu a > 0 thì nhận được nghiệm của bất phương trình đã cho là \(x >  - \frac{b}{a}\)

+ Nếu a < 0 thì nhận được nghiệm của bất phương trình đã cho là \(x <  - \frac{b}{a}\)

Lời giải:

a) Giải bất phương trình –3x > 9.

Ta có: –3x > 9

x > 9 + 3 (sai vì bước này ta cần chia hai vế cho (–3), sửa lại: x < 9 : (–3)).

x > 12 (bước trên sai kéo theo bước này cũng sai, sửa lại: x < –3).

Vậy nghiệm của bất phương trình là x > 12. (sai vì phần giải trên sai nên kết luận nghiệm cũng sai, sửa lại: nghiệm của bất phương trình là x < –3).

Sachbaitap.com

Bài viết liên quan