Xem thêm: Bài 41. Ôn tập phép nhân, phép chia trong phạm vi 100, 1000
Bài 1 trang 102 VBT Toán 3 tập 1 - KNTT
Tính nhẩm.
Phương pháp:
Nhẩm: 3 chục x 2 = 6 chục
Vậy 30 x 2 = 60
Ta thực hiện tương tự với các phép tính còn lại.
Lời giải:
a) 30 x 2 = 60 20 x 4 = 80
50 x 2 = 100 20 x 2 = 40
b) 60 : 3 = 20 100 : 2 = 50
40 : 2 = 20 90 : 3 = 30
Bài 2 trang 102 VBT Toán 3 tập 1 - KNTT
Đặt tính rồi tính.
a) 46 x 2 13 x 7 29 x 3
b) 82 : 2 72 : 6 97 : 9
Phương pháp:
- Đối với phép nhân:
+ Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
+ Nhân lần lượt từ phải sang trái.
- Đối với phép chia: Đặt tính rồi chia lần lượt từ trái sang phải.
Lời giải:
Bài 3 trang 102 VBT Toán 3 tập 1 - KNTT
Đ, S?
Phương pháp:
Kiểm tra cách đặt tính rồi tính ở mỗi phép toán, nếu đúng ghi Đ, sai ghi S.
Lời giải:
Bài 4 trang 102 VBT Toán 3 tập 1 - KNTT
Có 6 xe ô tô chở học sinh đi thăm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, mỗi xe chở 32 học sinh. Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh đi thăm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam?
Phương pháp:
Số học sinh đi thăm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam = Số học sinh mỗi xe chở x Số xe ô tô
Lời giải:
Tóm tắt:
1 xe: 32 học sinh
6 xe : ? học sinh
Bài giải
Có tất cả số học sinh đi thăm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là:
32 x 6 = 192 (học sinh)
Đáp số: 192 học sinh
Bài 5 trang 103 VBT Toán 3 tập 1 - KNTT
Mỗi thùng có 46 lít nước mắm. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu cái can loại 7 lít để chứa hết lượng nước mắm đó?
Phương pháp:
Thực hiện phép chia 46 : 7 để tìm số can ít nhất chứa hết lượng nước mắm đó.
Lời giải:
Ta có: 46 : 7 = 6 (dư 4)
Như vậy nếu dùng 6 cái can thì còn dư 4 lít do đó cần thêm 1 can nữa để chứa 4 lít nước mắm.
Vậy cần ít nhất 7 can loại 7 lít để chứa hết lượng nước mắm đó.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục