Xem thêm: Bài 7. Ôn tập hình học và đo lường
Bài 1 trang 17 VBT Toán 3 tập 1 - KNTT
a) Nối (theo mẫu)
b) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Phương pháp:
a) Quan sát để xác định mỗi đồ vật có dạng hình khối nào đã học.
b) Quan sát để tìm quy luật sắp xếp các hình khối.
Lời giải:
a) Ta nối như sau:
b) Đáp án đúng là: C
Các hình trên được lặp lại theo thứ tự: khối trụ, khối hộp chữ nhật, khối cầu, khối trụ.
Trước dấu “?” là khối hộp chữ nhật, sau dấu “?” là khối trụ.
Do đó hình thích hợp dể đặt vào dấu “?” là khối cầu.
Bài 2 trang 18 VBT Toán 3 tập 1 - KNTT
Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu).
Ba điểm thẳng hàng có trong hình bên là:
A, N, B;
………………;
………………;
……………….
Phương pháp:
Ba điểm thẳng hàng là 3 điểm cùng nằm trên một đoạn thẳng (đường thẳng).
Lời giải:
Tìm 3 điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng để chỉ ra được 3 điểm thẳng hàng trong hình trên.
Ba điểm thẳng hàng có trong hình bên là:
A, N, B;
B, M, C;
A, H, M;
N, H, C.
Bài 3 trang 18 VBT Toán 3 tập 1 - KNTT
Con kiến bò đến miếng bánh theo đường gấp khúc ABCD. Tính độ dài quãng đường con kiến phải bò.
Phương pháp:
Độ dài đường gấp khúc ABCD bằng tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD.
Lời giải:
Độ dài quãng đường con kiến phải bò chính là độ dài đường gấp khúc ABCD.
Độ dài quãng đường kiến phải bò là:
252 + 138 + 210 = 600 (cm)
Đáp số: 600 cm.
Bài 4 trang 18 VBT Toán 3 tập 1 - KNTT
Vẽ hình (theo mẫu):
Phương pháp:
Học sinh quan sát và tự vẽ hình vào vở.
Bài 5 trang 19 VBT Toán 3 tập 1 - KNTT
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Số hình tứ giác có trong hình bên là:
A. 8 B. 7
C. 5 D. 6
Phương pháp:
Quan sát và đếm số hình tứ giác có trong hình vẽ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Đặt tên các tam giác, tứ giác như hình dưới đây.
+ Có 3 hình tứ giác bé: (1), (2), (3).
+ Có 3 hình tứ giác được tạo thành từ 2 trong 3 tứ giác bé trên: (1 + 2); (3 + 4); (1 + 3).
+ Có 1 tứ giác lớn: (1 + 2 + 3 + 4).
Như vậy có: 3 + 3 + 1 = 7 (tứ giác).
Vậy có 7 tứ giác trong hình trên.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục