Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 102 SGK Toán 6 tập 2 Chân trời sáng tạo

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải SGK Toán lớp 6 trang 102 tập 2 Chân trời sáng tạo - Bài 1. Phép thử nghiệm - Sự kiện. Bài 3 trang 102: Hãy liệt kê các kết quả có thể xảy ra của hoạt động tung một đồng xu hai lần liên tiếp.

Bài 1 trang 102 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Hãy liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra của mỗi phép thử nghiệm sau:

a) Lấy ra 1 bút từ hộp có 1 bút chì và 1 bút bi.

b) Bạn Lan chọn một ngày trong tuần để học bơi.

Phương pháp:

a) Liệt kê 2 kết quả có thể xảy ra

b) Liệt kê 7 kết quả có thể xảy ra.

Lời giải:

a) Lấy ra 1 bút từ hộp có 1 bút chì và 1 bút bi.

Các kết quả có thể xảy ra là: lấy ra 1 bút chì hoặc lấy ra 1 bút bi.

b) Các ngày trong tuần gồm: Thứ 2, Thứ 3, Thứ 4, Thứ 5, Thứ 6, Thứ 7, Chủ nhật.

Bạn Lan chọn một ngày trong tuần để học bơi nghĩa là bạn Lan sẽ chọn ra một ngày để đi bơi trong số 7 ngày trên.

Vậy tập hợp các kết quả có thể xảy ra là: 

Kết quả

1

2

3

4

5

6

7

Ngày được chọn

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

Chủ nhật

Bài 2 trang 102 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Một lồng quay xổ số có chứa 10 quả bóng có cùng kích thước được đánh số từ 0 đến 9. Sau mỗi lần quay chỉ có đúng một quả bóng lọt xuống lỗ. Sau khi ghi lại số của quả bóng này, bóng được trả lại lồng để thực hiện lần quay tiếp theo.

Em hãy liệt kê tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra trong mỗi lần quay.

Phương pháp:

Liệt kê 10 kết quả có thể xảy ra.

Lời giải:

Sau mỗi lần quay, bóng đều được trả lại lồng để thực hiện lần quay tiếp theo nên quả bóng lọt xuống lỗ là một trong 10 quả ban đầu.

Có 10 quả bóng có cùng kích thước được đánh số từ 0 đến 9. Khi có quả bóng lọt xuống lỗ thì quả bóng đó có thể đánh 1 trong 10 số: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.

Vậy tất cả các kết quả có thể xảy ra trong mỗi lần quay là: 

Lọt xuống lỗ lần thứ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Số ghi trên quả bóng

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Bài 3 trang 102 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Hãy liệt kê các kết quả có thể xảy ra của hoạt động tung một đồng xu hai lần liên tiếp.

Phương pháp:

Liệt kê 3 kết quả có thể xảy ra.

Lời giải:

Một đồng xu có hai mặt là mặt sấp và mặt ngửa.

Ký hiệu: mặt sấp là S, mặt ngửa là N.

Khi tung 1 đồng xu hai lần liên tiếp, có thể xảy ra 4 kết quả là:

- Lần 1 sấp (S), lần 2 sấp (S).

- Lần 1 sấp (S), lần 2 ngửa (N).

- Lần 1 ngửa (N), lần 2 sấp (S).

- Lần 1 ngửa (N), lần 2 ngửa (N).

Vậy các kết quả có thể xảy ra của hoạt động tung một đồng xu hai lần liên tiếp là:

Kết quả

1

2

3

4

Lần gieo thứ nhất

S

S

N

N

Lần gieo thứ hai

S

N

S

N


Bài 4 trang 102 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

 Gieo 2 con xúc xắc cân đối và quan sát số chấm xuất hiện ở mặt trên mỗi con xúc xắc.

Hãy đánh giá xem các sự kiện sau là chắc chắn, không thể hay có thể xảy ra.

a) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1.

b) Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1.

c) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1.

d) Hai mặt xuất hiện cùng số chấm.

Phương pháp:

Dựa vào mỗi con xúc xắc có 6 mặt mỗi mặt có số chấm là: 1, 2, 3, 4, 5, 6 để suy luận.

Lời giải:

Số chấm xuất hiện ở mỗi mặt của con xúc xắc là: 1; 2; 3; 4; 5; 6.

a) Số chấm xuất hiện ở mặt nhỏ nhất của con xúc xắc là 1.

Do đó, tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ nhất là: 1 + 1 = 2 (chấm).

Hay tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc luôn lớn hơn hoặc bằng 2. 

Vậy sự kiện “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1” không thể xảy ra.

b) Khi số chấm xuất hiện trên mỗi con xúc xắc đều là 1, thì tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là: 1 . 1 = 1 (chấm)

Còn các trường hợp khác tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc đều lớn hơn 1.

Vậy sự kiện “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1” có thể xảy ra.

c) Số chấm xuất hiện ở mặt nhỏ nhất của con xúc xắc là 1.

Do đó, tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ nhất là: 1 + 1 = 2 (chấm).

Hay tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc luôn lớn hơn 1.

Vậy sự kiện “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc luôn lớn hơn 1” chắc chắn xảy ra.

d) Hai mặt của con xúc xắc có cùng số chấm đều là: 1 chấm; 2 chấm; 3 chấm; 4 chấm; 5 chấm; 6 chấm.

Còn các trường hợp còn lại thì số chấm xuất hiện trên mỗi mặt của con xúc xắc sẽ khác nhau.

Vậy sự kiện “Hai mặt xuất hiện cùng số chấm” có thể xảy ra.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan